- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Làm dâu phố cổ
5h sáng, gần 30 con người sống trong số nhà 58B Nguyễn Hữu Huân đã lục tục trở dậy để xếp hàng... đi vệ sinh, ai không muốn xếp hàng phải dậy từ 3-4 giờ sáng.
Nhà vệ sinh bệt của khu nhà này là một cái hộp chia thành 2 ngăn, rộng vừa đúng 1 người ngồi. Trong mỗi ngăn xếp 2 hòn gạch chéo nhau, không cánh cửa, phía trước là một chiếc rổ sảo lớn để vứt giấy sau khi dùng. Và những người đi trút nỗi buồn bao giờ cũng phải nhớ mang theo một tờ giấy cỡ đại che thay cho cánh cửa.
Sống cổ lỗ giữa phố cổ
Cách đây gần 30 năm, chị Hoàng Thị Dung bước chân về làm dâu trong một gia đình sống ở phố cổ. Chị đã từng tự hào vì mình là niềm mơ ước của hàng trăm cô gái trong làng (Từ Liêm, Hà Nội) được ra sống giữa phố phồn hoa, sầm uất với những cửa hàng cửa hiệu, những tủ kính thời trang, nhà hàng, khách sạn.
Nhưng chao ơi niềm tự hào ấy đã vụt tắt vì cả đại gia đình gồm: bố mẹ chồng, vợ chồng chị cùng mấy người em phải sống chui rúc trong một căn hộ 11m². Khi những người em có gia đình riêng cũng là lúc chị đã có hai đứa con, thành ra căn nhà chật vẫn hoàn chật. Mãi sau này bố mẹ chồng chị chuyển về quê ở Hà Tây sinh sống thì vợ chồng chị mới được sống "thoải mái" trong 11m² ấy.
Hàng ngày, những người phụ nữ trong phố cổ phải sinh hoạt
trong điều kiện thiếu thốn
Căn phòng nhà chị Dung xập xệ, xiêu vẹo, tối tăm, ẩm thấp và nồng nặc hơi người khiến tôi có cảm giác không biết đặt chân vào đâu khi chị mở cửa mời vào. Một góc lớn phía ngoài kê bếp, nồi xoong, phía trong là giường ngủ ken chặt với tủ quần áo, tivi và hàng trăm thứ đồ lỉnh kỉnh khác khiến căn phòng đã bí bức lại càng bí bức vì thiếu không khí.
Cả gia đình chị trông vào khoản lương hưu ít ỏi của chồng (là công nhân nhà máy 8/3), trước chị có làm nghề sắt nhưng nay do mắt kém, không làm được nữa. Mọi khoản chi tiêu trong gia đình vì thế mà tằn tiện hết mức. Chị bảo lo cho hai đứa con ăn học và cơm ngày ba bữa đã là quá sức, nói gì đến những thứ xa xỉ như bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ hay những thứ tiện nghi khác của thành phố. Dẫn tôi đi qua một gian bếp sập mái bỏ không, chị chỉ vào cái nhà tắm chung duy nhất của gần 30 con người.
Cái nhà tắm chiều ngang vừa khít một người ngồi ấy khiến tôi giật nảy mình vì không có cánh cửa hay bất thứ một vật gì dùng để che chắn, chị Dung bảo mỗi lần muốn vào tắm phải đem theo thứ để che chắn, có khi là cái bao tải được rạch rộng ra, mành treo hoặc tấm vải lớn tắm xong nhà nào có lại mang về vì có thể bị kẻ trộm vào gỡ mất.
Kế sát nhà tắm là nhà vệ sinh 2 ngăn cũng chung cảnh không cửa cánh. Chỉ vào cái nhà vệ sinh độc nhất vô nhị này, chị Dung rầu rĩ: "Mỗi lần muốn đi vệ sinh, chúng tôi phải mang theo một tờ giấy cỡ lớn để che, nhưng cũng chỉ che được phần nào thôi, chứ người đứng ngoài cũng nhìn thấy người ở trong. Buổi sáng là phải dậy xếp hàng, ai không muốn xếp hàng thì dậy từ 3-4h sáng, chờ xếp hàng không nổi thì ra nhà vệ sinh công cộng ở bờ hồ, bí nữa thì ra bãi sông”.
So với các hộ gia đình trong khu này, gia đình chị Dung còn hiện đại nhất vì có bể chứa nước bằng inox, còn lại gần chục hộ chứa nước bằng những bể tròn (quây bằng tang giếng), đậy bằng cót ép, rêu mốc nổi lên xanh rì.
Cá biệt có nhà anh Sơn (trong khu người dân quen gọi anh là Sơn què) chứa nước bằng tất cả thau chậu lớn nhỏ. Mỗi sáng, chị vợ anh Sơn phải dậy sớm để giặt giũ và làm mọi việc cần đến nước. Xong việc mới dùng tất cả những chiếc thau, chậu ấy để hứng đầy từ vòi nước máy, và được che đậy cẩn thận để dùng cho cả ngày.
Căn phòng của gia đình anh Sơn chưa đầy chục mét, cũng ẩm thấp, xiêu vẹo như những hộ gia đình khác ở đây. Vợ chồng anh làm nghề bán nước để nuôi đứa con trai duy nhất đang đi học nên khó khăn cũng chồng chất. Ước mơ duy nhất của gia đình anh là được tái định cư để ổn định cuộc sống.
Mong mỏi một lối thoát
Ở số nhà 52 Hàng Bè cũng là một khu nhà xập xệ, với gần một trăm người. Tòa nhà như 1 cái kho, trần cao, bề ngang rộng, nhưng đã xuống cấp nặng. Mỗi hộ dân ở đây tự xây hoặc ngăn thành 1 phòng hoặc 1 nhà riêng trong tòa nhà to ấy. Diện tích mỗi nhà khoảng 10m² đến 20 m² cho 4-6 người sinh sống. Cả tòa nhà tối om, không bao giờ có 1 tia nắng mặt trời chiếu vào. Sân chung, nhà vệ sinh chung. Điều kiện sống vô cùng thiếu tiện nghi, lạc hậu ngay sát Hồ Gươm. Ông Khải, chủ một căn phòng ở tầng 2 than thở: "Đi thì chớ, chứ về đến nhà là có cảm giác không thở nổi.
Chị Dung bên khu nhà xập xệ
Chúng tôi mong được Nhà nước cho đi tái định cư, các cụ bảo an cư thì mới lập nghiệp, vậy mà chúng tôi sống nhấp nhổm kiểu này bao nhiêu năm rồi...”. Gia đình chị Dung cũng đang chờ đợi được chuyển đến khu tái định cư như vậy.
Cách đây gần 4 năm, chính quyền thành phố Hà Nội đã cho khảo sát khu phố cổ, kết luận cho thấy hiện ở phố cổ có tới hơn 63% nhà xuống cấp, 51,9% hộ phải sống trong những căn nhà chỉ có 1 phòng. Ngay sau đó nhiều hội thảo được tổ chức với nhiều phương án được đưa ra, nhưng áp dụng, triển khai đến đâu thì không ai biết. Trong khi những người dân phố cổ mong mỏi được qui hoạch khu tái định cư để ổn định cuộc sống Rõ ràng, cuộc sống khốn khổ, thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người dân ở khu nhà ổ chuột giữa phố cổ đã và đang nhức nhối.
Theo Lao Động Xã Hội
- Chuyện khó tin: Bánh Highland coffee có chuột chết (11:39:00 11/10/2008)
- Bé Hảo ngày xuất viện (15:44:00 10/10/2008)
- Ngày mai, bé Hảo về trại trẻ mồ côi (16:35:00 09/10/2008)
- Tình hình của bé Hảo (08:39:00 08/10/2008)
- Những chuyện trái ngang (08:15:00 07/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |