- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Đề phòng các sản phẩm melamine trôi nổi
Các siêu thị đồng loạt dỡ hàng
Chiều 25-9, các siêu thị đã rút các sản phẩm kẹo chocolate có xuất xứ Trung Quốc ra khỏi kệ hàng. Tại hệ thống Co.op Mart, các loại chocolate như M&M, Snickers, Dove bị rút khỏi kệ. Các sản phẩm này được cung cấp bởi nhà nhập khẩu và phân phối là Công ty TNHH Thương mại Kim Liên (quận Tân Bình).
Co.op Mart cho biết siêu thị sẽ phối hợp với nhà cung cấp để làm rõ sản phẩm này có nhiễm melamine hay không.
Ông Ngô Văn Hải - Phó Giám đốc kinh doanh của Citi Mart cho biết, tối qua, ông cũng cho nhân viên rút các mặt hàng chocolate nói trên. Ông Hải cho biết, siêu thị sẽ chờ đến khi Công ty Kim Liên cung cấp văn bản xác thực các sản phẩm này không có chứa melamine thì siêu thị mới đưa hàng lên trở lại.
Tiêu thụ sữa, bánh kẹo giảm mạnh
Các đại lý kinh doanh sữa các loại trên địa bàn TPHCM cho biết từ khi có thông tin sữa Trung Quốc có chất melamine đã tác động mạnh đến sức tiêu thụ mặt hàng sữa nói chung khiến mặt hàng này giảm đến 40%, thậm chí có nơi giảm đến 70%- 80%. Người tiêu dùng khi mua sữa đều e dè chọn lựa rất kỹ về nguồn gốc xuất xứ cũng như nhãn hiệu.
Không chỉ có mặt hàng sữa giảm mạnh mà các sản phẩm liên quan như bánh kẹo, yaourt, sữa chua, bánh kem, bánh flan, rau câu... cũng bị ảnh hưởng.
Bà Đặng Thị Quận, tổ trưởng ngành hàng bánh kẹo tại chợ Bình Tây (Q.6- TPHCM), cho biết sức tiêu thụ hiện đang giảm trên 50% so với trước, thậm chí có ngày chỉ bán được vài trăm ngàn đồng.
Nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo từ sữa Trung Quốc
Nhiều cơ sở, doanh nghiệp ở TPHCM và Hà Nội đã mua sữa bột từ Hanoi Milk (chưa được xét nghiệm melamine) thông qua Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu để làm bánh keọ.
Kiểm tra một đơn vị kinh doanh phân phối sữa tại phố Trương Định- Hà Nội. (Ảnh: TTXVN) |
Trước đó, 95 tấn đã được bán cho Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - Hà Nội (25 tấn) và bán cho Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu – TPHCM (70 tấn). Và hai công ty này đã bán lại số sữa đã mua của Hanoi Milk cho nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Ngày 25-9, Đội Quản lý Thị trường quận Tân Bình - TPHCM tiến hành kiểm tra Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - TPHCM. Giám đốc công ty này, ông Trần Văn Hải, cho biết 70 tấn sữa bột nguyên kem mua của Hanoi Milk đến nay đã bán hết cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh kẹo, thể hiện trên 69 hóa đơn bán cho các khách hàng ở TPHCM, Hà Tây, Đồng Nai, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long...
Tại TPHCM, các doanh nghiệp đã mua nguồn sữa bột này là Công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyên (Q.Bình Tân), chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đức Phát (Q.3), Công ty TNHH LV VN (Q.Tân Bình), cơ sở Liên (Q.6)...
Cùng ngày, Đội Quản lý Thị trường quận Bình Tân tiến hành kiểm tra Công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyên. Các hóa đơn tài chính cho thấy công ty này đã mua và sử dụng sữa bột từ Hanoi Milk qua Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - TPHCM. Cụ thể, ngày 27-8 mua 1 tấn; ngày 29-8 mua 1 tấn; ngày 4-9 mua 2 tấn...; số lượng tổng cộng là 7 tấn.
Trong số này, tại thời điểm kiểm tra, chỉ còn 800 kg. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và lấy mẫu kiểm tra. Song song đó, Đội 3B Quản lý Thị trường TPHCM kiểm tra chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đức Phát. Đại diện chi nhánh cho biết đã mua gần 1 tấn sữa từ Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - TPHCM nhưng đã làm bánh hết từ lâu!
Cũng trong ngày 25-9, Đội 11B Quản lý Thị trường TPHCM kiểm tra Cơ sở Sữa tươi Đại Trung (đường Lò Siêu, Q.11), chuyên sản xuất đóng chai sữa tươi tiệt trùng. Cơ sở này sử dụng nguồn sữa từ động vật nhưng không có giấy kiểm dịch động vật.
Đáng chú ý, kiểm tra kho chứa hàng của Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - TPHCM tại lô K4B Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), Đội Quản lý Thị trường huyện Bình Chánh ghi nhận tại đây có khoảng 200 mặt hàng sữa bột, các chất phụ gia chế biến thực phẩm... với số lượng lớn. Hôm nay (26-9), Chi cục Quản lý Thị trường TPHCM tiếp tục kiểm tra các cơ sở đã mua sữa từ Hanoi Milk.
Trong khi đó, cùng ngày, đoàn kiểm tra liên ngành do Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế Đỗ Đức Nhường làm trưởng đoàn đã kiểm tra Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ 25 tấn sữa đã mua từ Hanoi Milk đã được bán hết. Ông Dương Hữu Hiếu, Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu - Hà Nội, nói rằng công ty chỉ nhập sữa theo đơn đặt hàng của các cơ sở khác, chứ không sản xuất mặt hàng sữa pha chế.
Số sữa trên đã được bán cho Công ty Cổ phần Sức sống VN (Hà Nội), Công ty Cổ phần Thực phẩm Anco (Ba Vì, Hà Nội), Công ty TNHH Thực phẩm KiKi (Khu Công nghiệp VN - Singapore, Bình Dương), Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Như Hương - Huệ Hương (Q.Tây Hồ, Hà Nội), và Cơ sở Sản xuất Bánh kẹo Nguyễn Văn Tâm (Hoài Đức, Hà Nội).
Theo PLTPHCM / NLĐ
- Nhiều trường mầm non ngừng sử dụng sữa (08:53:00 26/09/2008)
- Bé Hảo là con đẻ của Mỳ (07:43:00 26/09/2008)
- Mỳ khai nhận hành vi tàn độc với bé Thảo (07:44:00 25/09/2008)
- Hanoi Milk cất giữ 280 tấn sữa bột Trung Quốc (07:44:00 25/09/2008)
- FPT 'nghiêm trị' màn biểu diễn phản cảm (00:41:00 25/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |