- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Vô tư dùng sữa không nhãn chế biến sữa chua, caramen
Cả người bán thậm chí người trực tiếp chế biến những hũ sữa chua, bánh plan (caramen), bánh ngọt... thơm ngon, bày bán hầu khắp các hè phố Sài Gòn đều không biết nguồn gốc, chất lượng loại sữa bột mà họ cho vào sản phẩm.
“Mua sữa để chế biến cần gì nhãn mác” - đó là câu nói chắc nịch của chị chủ cửa hàng sữa bột chợ Bình Tiên, quận 6, TPHCM.
“Mua về bán cho khách pha uống mới cần nhãn cho đẹp chứ để làm bánh hay chế biến thì cứ lấy loại không nhãn này đi, bịch 5 kg giá chỉ 125.000 đồng, rẻ gần nửa tiền loại có gắn nhãn mác mà chất lượng như nhau” - chị hết lòng "tư vấn" cho một người khách.
Nhiều món ăn được làm từ sữa bột nhưng ngay cả người chế biến cũng không nắm rõ nguồn gốc của sữa.
Tại quầy hàng này, trong số gần chục loại sữa bột với đủ nhãn hiệu, có một số loại sữa không hề gắn nhãn mác hay bất kỳ thông tin nào về hạn sử dụng hay tên công ty. Mới nhìn có vẻ giống bột mì hơn là sữa bột.
Chính chị chủ hàng này cũng thú nhận là không biết nguồn gốc của loại sữa đó. “Hàng lấy từ mối quen, bán hết hàng mới trả tiền mà lo gì” - chị giải thích.
Tại chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, hầu hết các loại sữa bột đều lấy từ chợ Kim Biên, quận 5, loại nào, nhãn nào cũng có. Nhiều chủ hàng tại đây giới thiệu với pv những mặt hàng được nhập từ Australia, New Zealand, Mỹ, Trung Quốc..., nhưng được cho vào bao, đóng gói tại các cơ sở tại quận Bình Tân, Bình Chánh. Giá cả “sàn sàn” nhau, dao động trong khoảng 16.000-18.000 đồng mỗi gói nửa kg. Nếu chịu khó mặc cả, khách có thể mua với giá rẻ hơn, chỉ 12.000-13.000 đồng một gói.
Theo chị Thẩm, chủ một quầy hàng kinh doanh sữa bột ở chợ này, thì với khách mua số lượng nhiều sẽ được tính giá gốc, bằng giá chợ đầu mối. Những khách đó mua hàng về chủ yếu để sản xuất bánh mì sữa, bông lan sữa, kẹo sữa, chè sữa, kem, bánh plan, sữa chua, trà sữa trân châu…
Những sản phẩm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc này sau đó được bỏ mối bán cho các cửa hàng bán lẻ ở khắp nơi trong thành phố, mà chủ yếu là gần các trường học, nhà sách, khu công cộng...
Chị Tâm - một người bán bánh plan gần 3 năm nay trước một trường tiểu học trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, thật thà cho biết: “Một ngày bán hết khoảng 500-600 bánh plan. Thật tình là tôi không quan tâm đến loại sữa bột để làm bánh là loại gì, vì cứ đến tháng có người chở đến bỏ mối, cuối tháng lấy hàng nữa mới trả tiền”.
Theo chị Tâm, chị chỉ quan tâm sau khi khi trừ đi tiền mua sữa, tiền trứng gà, nước đá và các khoản chi phí khác, mỗi chiếc bánh plan 2.000 đồng chị lời được 200-300 đồng là ổn. “Nếu mua những loại sữa bột có nhãn mác nhưng có giá 40.000-50.000 đồng một kg về chế biến mà giữ nguyên giá bán thì chắc chắn lỗ vốn vì không thể bán cho học sinh tiểu học một chiếc bánh plan có giá đến 3.000-4.000 đồng” - chị Tâm nhẩm tính.
Trước trường phổ thông cơ sở Chánh Hưng, quận 8, TPHCM, giờ ra chơi, mặc dù trường có quy định chưa đến giờ tan trường học sinh không được ra khỏi cổng nhưng hàng chục học sinh vẫn với tay qua hàng rào với những tờ tiền 1.000, 2.000 đồng mua kem, trà sữa, bánh sữa nướng... từ những hàng rong.
Ban giám hiệu trường cũng cho biết không ít trường hợp học sinh sau khi ăn những thức ăn này đã bị đau bụng, tiêu chảy, có em phải nghỉ học để nhập viện. Để ngăn chặn trường cũng đã phối hợp với công an khu vực đi dẹp hàng rong. Tuy nhiên, việc đó như "mang cóc bỏ đĩa", một thời gian sau đâu cũng vào đấy.
Không ít người bán hàng còn cho rằng, việc bị cấm bán hàng là do ngăn cấm họ lấn chiếm lòng lề đường, làm mất mỹ quan trường học chứ không phải do đồ ăn kém chất lượng.
Ông Bùi Đức Phong - phó Chánh thanh tra Bộ Y tế nhấn mạnh, các loại bánh bông lan, sữa chua, caramen... tự làm từ bột sữa không nhãn mác sẽ có nguy cơ lớn nhiễm chất gây độc melamine.
Ông Lê Xuân Đài - Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cũng nhìn nhận, thực tế hiện nay, công tác kiểm tra giám sát mặt hàng sản phẩm chế biến từ sữa bột vẫn chưa được triển khai mạnh. Mức độ kiểm tra đối với mặt hàng này chỉ dừng lại ở kiểm tra hạn sử dụng, ngày sản xuất.
"Sắp tới đây các cơ quan chức năng sẽ phối hợp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng những sản phẩm chế biến từ sữa bột" - ông Đài cho biết.
Vừa qua, các đội quản lý thị trường TPHCM đã tiến hành kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng sữa bột tại các chợ khu vực quận 6, chợ Kim Biên, Bình Tây, chợ sữa Nguyễn Thông và đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm. "Nếu người dân phát hiện ở đâu còn lưu thông sữa không rõ nguồn gốc phải báo cho cơ quan quản lý thị trường để đội tiến hành thu giữ ngay" - ông Đài cảnh báo.
Theo VnE
- Bé gái 3 tuổi bị hành hạ dã man đã hồi tỉnh (07:50:00 23/09/2008)
- Sữa nghi gây sỏi thận đã có mặt tại TP HCM (14:35:00 22/09/2008)
- Bé gái 3 tuổi bị hành hạ dã man (08:14:00 22/09/2008)
- Nhắn tin SMS: Chết vì tò mò (08:10:00 20/09/2008)
- Chết vì sữa không nguồn gốc (16:09:00 19/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |