- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Lo lắng với sữa Trung Quốc tại Việt Nam
Thông tin về việc 2 em bé tử vong và hàng ngàn bé mắc bệnh do dùng sữa rẻ tiền (có chứa hóa chất melamine) của Tập đoàn Tam Lộc (Trung Quốc) làm bàng hoàng cả thế giới.
Người Việt Nam cũng ‘hết hồn’ khi biết, tập đoàn Fonterra của New Zealand là một phần trong liên doanh của Tam Lộc. (Tập đoàn Fonterra là nhà cung cấp nguyên liệu cho nhiều công ty sữa lớn tại Việt Nam. Tập đoàn này đang bán ra thị trường các sản phẩm sữa lon ngoại nhập có tác dụng chống loãng xương và sữa cho bà mẹ mang thai…)
Rất may, bà Lê Thị Vân - giám đốc công ty Đại Tân Việt (nhà phân phối độc quyền sữa nguyên liệu Fonterra tại Việt Nam) khẳng định: “Chúng tôi không cung cấp nguyên liệu sữa để sản xuất sữa dành riêng cho trẻ em tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp bột sữa béo và sữa gầy dùng để sản xuất sữa tươi, làm bánh, làm kem, dùng trong chế biến thực phẩm… Toàn bộ sữa nguyên liệu này đều nhập từ New Zealand, đạt tiêu chuẩn thế giới và tiêu chuẩn Việt Nam theo CODEX về hàm lượng các chất cần thiết”.
Mối lo tập trung vào các loại sữa được nhập lậu qua biên giới. Loại này thường không được đóng lon và đóng vào bao nylon và đưa về các địa phương nghèo với giá rẻ hơn các loại sữa đóng lon từ 20-40%.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng cấp phép và đăng ký (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết, loại sữa Tam Lộc chưa từng được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Ngày 15/09, báo chí và Bộ Y tế thông báo: Hà Nội và TPHCM chưa thấy xuất hiện sữa của Tam Lộc (Trung Quốc). Nhưng người dùng ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới và tỉnh nghèo thì chưa thể yên tâm. Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh biên giới tăng cường kiểm tra và siết chặt các hoạt động nhập khẩu sữa.
Tại TPHCM, vẫn phổ biến các loại sữa cân, được đóng gói và không có nguồn gốc rõ ràng. Loại sữa này trước đây cũng đã gây tai biến nguy hiểm cho một số bệnh nhi. Các cơ quan chức năng cũng khuyến các các bà mẹ không nên ham rẻ mà sử dụng các loại sữa này. Tuy nhiên, qua khảo sát, các loại sữa này vẫn được bán công khai với giá rẻ.
Lời khuyên dành cho các bà mẹ
- Kiểm tra kỹ bao bì và dấu kiểm định chất lượng khi mua sữa cho bé.
- Không sử dụng các loại sữa đóng gói nylon.
- Không sử dụng các nhãn hiệu sữa ngoại nhập qua đường phi mậu dịch.
Tuấn Kiệt (theo SGTT / Dân Trí)
- Bi kịch những mạng người (19:34:00 16/09/2008)
- Đi gặp người bán trứng (08:54:00 16/09/2008)
- Xẻo vú vợ vì không cho tiền uống rượu (13:49:00 15/09/2008)
- Đi 'mua trứng' (09:44:00 15/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |