Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phim 14 ngày phép của Trịnh Hội bị chê "tơi tả"

20:18:20 23/04/2009

Sau thành công của Chuyện tình xa xứ, khán giả kỳ vọng hơn vào sản phẩm của các nhà làm phim Việt kiều. Do đó, 14 ngày phép của hãng phim Chánh Phương nhanh chóng thu hút sự chú ý.

Thế nhưng, buổi ra mắt hoành tráng tại một không gian sang trọng bậc nhất TP HCM, cũng không khỏa lấp được cảm giác hụt hẫng của nhiều khán giả khi bộ phim kết thúc.

14 ngày phép của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Trọng Khoa là câu chuyện về Dũng (Trịnh Hội), một kỹ sư IT sống ở Mỹ, lần đầu về thăm Việt Nam. Dũng bị Lâm (Thái Hòa) lôi kéo vào một thế giới ăn chơi trụy lạc. Cũng trong thế giới đó, Dũng gặp Thảo (Ngọc Lan), một cô gái làm nghề bia ôm nhưng rất trong sáng, xinh đẹp. Tình yêu giúp họ vượt qua trở ngại để đến với nhau.



Phim hầu như thiếu những nút thắt mở, cao trào, kịch tính, khi hầu hết thời lượng được dành cho mối tình Dũng - Thảo với những lời thoại nhạt nhẽo, những cảnh đi chơi từ Sài Gòn đến Sóc Trăng (quê của Thảo). Tình tiết và lời thoại cứ liên miên đến nỗi một khán giả thốt lên: “Họ không còn gì để nói với nhau sao!”.

Hình tượng các nhân vật cũng thiếu nhất quán. Một người có kiến thức như Dũng mà lơ ngơ như một đứa trẻ. Trong không gian với tiếng nhạc xập xình và những cô gái “nóng bỏng”, Dũng bị Lâm ép nuốt một viên kẹo đắng, nhưng khi đầu óc quay cuồng rồi mà anh vẫn không biết đó là thuốc lắc.

Bộ phim đưa người xem đến với một đất nước chỉ toàn mùi bia rượu, vũ trường, thuốc lắc và con người Việt Nam là những cô gái trẻ hám tiền, lẳng lơ; những người đàn ông thành đạt trong xã hội, đã có gia đình, lấy gái bia ôm làm thú vui. Mọi giá trị được đo đếm bằng tiền; con người sống giả dối, lừa gạt lẫn nhau... Một bức tranh xã hội xám xịt.

Tình tiết trong phim được dàn dựng theo một cách nhìn ấu trĩ, vô lý và không kém phần ngô nghê. Đỉnh điểm của sự ngây ngô phải kể đến đoạn cuối, khi Dũng nằm viện và máy quay lia cận cảnh một người đàn bà nuôi bệnh đang sang sảng ca vọng cổ giữa khung cảnh vốn dĩ cần sự yên tĩnh cho người bệnh nghỉ ngơi!

Một cô gái làm nghề bia ôm như Thảo, đồng ý theo khách về nhà, vào phòng ngủ uống rượu mà lại ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy đến với mình. Đến khi được Dũng cứu ra, cô mới “phán” một câu hết sức ngây thơ: “Bạn anh là người không tốt”.

Thậm chí đến cuối phim, khán giả vẫn không hiểu vì sao cô gái xinh đẹp, trong sáng, ham đọc sách và mong trở thành luật sư ấy lại phải làm cái nghề không đàng hoàng kia. Còn anh chàng Việt kiều, khi biết rõ công việc của người yêu mình thì cũng chẳng “lăn tăn” gì. Chính vì những mâu thuẫn đó mà người xem khó “cảm” được cảnh Thảo khóc nức nở, hay cảnh Dũng ở cả đêm trước nhà người yêu để xin tha thứ.

Có dụng ý khơi gợi những nét đẹp của quê hương, nhưng phim lại sa vào công thức. Khi quay cảnh Sóc Trăng, đạo diễn “bê” vào “toàn tập” phong cảnh, từ cánh đồng, sông nước, các cô thôn nữ với áo bà ba, các nữ sinh trong chiếc áo dài trắng, cho đến bún nước lèo, lẩu mắm, đờn ca tài tử… giống như trong những cuốn cẩm nang du lịch. Liều lượng “quá tay” khiến khán giả có cảm giác đang xem một bộ phim tài liệu về vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Điểm sáng duy nhất của bộ phim là những khung hình đẹp, mang lại cảm giác thật gần gũi, đặc biệt là đối với người dân TP HCM và miền Tây Nam Bộ.

Theo Đất Việt / NLD - Ảnh: Zing

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Phim 14 ngày phép của Trịnh Hội bị chê 'tơi tả'
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo