Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ứng xử khi kiếm tiền nhiều hơn chồng

10:31:10 04/08/2011

Trở về nhà với nhiều tiền hơn người đàn ông của bạn có thể khiến tình cảm rạn nứt. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn đối phó với tình huống này.

Đừng gạt chồng ra ngoài

Với phụ nữ, càng thành công trong sự nghiệp nghĩa là họ càng có ít thời gian cho gia đình. Nhiều người còn ham tiền đến mức quên cả chồng, con. Họ cũng có rất ít cơ hội để chia sẻ với chồng – người đang hậm hực, khó chịu vì vợ thăng tiến nhanh. Sau đó, mối quan hệ vợ chồng có thể bị đẩy xa hơn.

 

Sát cánh bên nhau

“Với một số gia đình, vợ hay chồng kiếm được nhiều hơn không phải điều quan trọng” – Cecile Gerricke (một nhà tâm lý học) cho biết. Bạn sẽ thấy hàng ngày có không ít những anh chồng không ngần ngại quét nhà, rửa bát, chăm con... mà không sợ bị chê là “mặc váy”.

Tuy nhiên, một số nam giới cảm thấy bất mãn với sự tráo đổi vai trò như thế này. Đặc biệt là những anh có niềm tin ở chuẩn mực truyền thống, mặc định vai trò của đàn ông là kiếm tiền, còn phụ nữ là làm việc nhà và trông con.

Đối với những người này, nhà mấy tầng hoặc loại xe hơi nào họ đang sử dụng đại diện cho thành công của họ. Một người đàn ông có tư tưởng như thế sẽ nảy sinh xung đột khi vai trò giới truyền thống bị đảo ngược (vợ kiếm được nhiều tiền hơn). “Anh ấy cảm thấy mình thất bại và bị lép vế trong gia đình” – nhà tâm lý nói. Điều này đẩy anh ta tới thiếu tự tin và sẵn sàng đả kích người vợ của mình. Anh ta cáo buộc vợ có “quan hệ” với đồng nghiệp, tra hỏi vợ làm những gì, ở những đâu và nghi ngờ nếu vợ anh ta về nhà muộn. Một số anh bắt đầu buộc tội vợ mình từ lãnh cảm trong “chuyện ấy” tới bừa bãi trong sinh hoạt.

Một người vợ thành công chỉ hạnh phúc khi chồng cô ấy gạt bỏ “sĩ diện” đàn ông. Nếu không, cô ấy luôn trong tình cảnh chán nản vì bị bạn đời buộc tội và coi thường.
“Tiền là lý do tranh luận của nhiều cặp vợ chồng” – nhà tâm lý Cecile cho biết. Thực tế có nhiều chuyện đã thay đổi theo thời gian và người vợ không cần phải xin lỗi vì đã kiếm được nhiều tiên hơn. Tuy nhiên, họ phải thật tâm lý khi ứng xử với người bạn đời (đang sẵn một cái tôi mỏng manh) của mình.

“Cần để chồng bạn thông cảm rằng, bạn dù bận rộn nhưng vẫn ưu tiên thời gian cho gia đình và không muốn chiếm ngôi trụ cột gia đình là chồng bạn. Vợ chồng cần tôn trọng và ăn mừng thành công của nhau” – nhà tâm lý nói.

Giao tiếp là quan trọng

Một cặp vợ chồng nên nói chuyện với nhau về tất cả các vấn đề. Người đàn ông cần có lối thoát khi họ tự ti và người phụ nữ cần học cách khéo léo để không làm cho chồng mình cảm thấy bất tài, vô dụng.

"Đàn ông rất nhạy cảm trong lĩnh vực thu nhập” -  nhà tâm lý học Bernard Levenstein gợi ý. Nếu vợ có thu nhập cao hơn thì đối với nhiều người chồng, anh ta không biết cách phải ứng xử thế nào mà không bị “mất mặt”.

Nhận thức đúng

Nếu một người vợ có thu nhập cao, cô ấy phải có nhận thức đúng về cảm xúc của chồng, cũng như nhu cầu của mình. Cách hiệu quả nhất là không dùng tiền để “ra oai” với chồng. Tránh nói: “Em muốn mua tủ lạnh mới. Em bỏ tiền ra nên phải được chọn loại tủ em thích”...
 
Chỉ cần lắng nghe 

Lắng nghe những gì đối tác của bạn là nói. Kỹ thuật Imago (imago-technique) có thể được sử dụng rất thành công trong hoàn cảnh như vậy. Đây là kỹ thuật mà khi người A nói chuyện thì không cần người B làm gián đoạn (người B chỉ cần lắng nghe). Người B sau đó phải tóm tắt những gì đã nghe từ người A. Tiếp đến, người A trả lời và nói rằng thái độ lắng nghe của người B thật sự có ý nghĩa.

Quá trình này có thể được lặp lại, người B nói trong khi người A lắng nghe. Bằng cách này, hai vợ chồng không cần hét lên mà vẫn tìm hiểu được tâm tư của nhau.

Ngọc Diệp

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo