- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 3 tháng tuổi ngộ độc thuốc nhỏ mũi
Bé trai được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) trong tình trạng tím tái rồi ngưng thở. Các bác sĩ xác định, nguyên nhân do thuốc trị nghẹt mũi gây nên.
Bệnh nhi được bóp bóng tích cực để trợ thở.
Bệnh nhi được chuyển lên từ bệnh viện huyện Bình Chánh trong tình trạng thở nấc khoảng 15 lần một phút rồi sau đó ngưng thở kéo dài. Người nhà cho biết, trước đó bé bị nghẹt mũi, mẹ tự ý mua thuốc nhỏ mũi tại tiệm thuốc tây. Khoảng 2 tiếng sau khi nhỏ thuốc vào mũi, bé quấy khóc rồi tím môi.
Các bác sĩ xác định bé bị ngộ độc Naphazolin qua đường niêm mạc mũi. Chất này có trong loại thuốc nhỏ mũi mà mẹ đã nhỏ cho bé trước đó.
Bệnh nhi lập tức được đặt nội khí quản, bóp bóng giúp thở. Sau hơn 3 giờ đồng hồ cấp cứu, bé thoát khỏi cơn ngưng thở và dần hồng hào trở lại. Sau đó, bé đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải hết sức cẩn thận trong việc sử dụng thuốc cho bé. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho bé, khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ điều trị chuyên khoa để bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho các bé.
Bình Thuận: Dạ dày xoắn lên lồng ngực bé trai
Bé trai 2 tuổi đột ngột đau bụng, bụng chướng và nôn ói dữ dội. Bệnh nhi được bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) xác định dạ dày và lách nằm trên lồng ngực đồng thời có dấu hiệu hoại tử do xoắn.
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhi được bệnh viện tuyến trước chẩn đoán thoát vị hoành, tức vách ngăn giữa ổ bụng và lồng ngực có lỗ thủng khiến các bộ phận phía dưới chạy lên trên.
Kết quả chụp X-quang tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy, cuống dạ dày của bé nằm trên lồng ngực do nhão cơ hoành và bị xoắn. Phẫu thuật tháo xoắn và chuyển dạ dày về đúng vị trí, các bác sĩ còn phát hiện cả lách cũng bị xoắn và nằm trên lồng ngực. Ca mổ thành công, các bác sĩ cũng khâu lại chỗ thoát vị hoành. Riêng lá lách phải cắt bỏ do bị xoắn quá lâu gây hoại tử.
Hiện bệnh nhi đã dần hồi phục, có thể ăn uống, bụng hết trướng, chức năng tiêu hóa cũng ổn định.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Ngoại, xoắn dạ dày là bệnh lý trẻ em hiếm gặp. Cùng xoắn dạ dày và lách do nhão cơ hoành còn hiếm gặp hơn. Các trường hợp xoắn khác thường chỉ xảy ra với dạ dày hoặc với ruột. Triệu chứng thường thấy là nôn ói, đau bụng, chướng bụng ở vùng thượng vị. Bệnh có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu chậm nhập viện để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bé bị cắt nhầm bàng quang được bác sĩ ngoại điều trị
Ít nhất 2 nhóm bác sĩ từ Anh và Australia đã nhận lời khám và điều trị cho cháu bé bị bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh mổ thoát vị bẹn lại cắt nhầm bàng quang. Dự kiến bé sẽ được đưa ra Hà Nội để thăm khám.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Quang (Giám đốc Bệnh viện Cam Ranh) cho biết, 2 nhóm bác sĩ nước ngoài này sang Viện Nhi trung ương (Hà Nội) để chuyển giao kỹ thuật từ ngày 14 đến 17/11 và gặp cháu bé tại đây.
N
goài ra, theo kế hoạch, một nhóm bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật nội nhi của Mỹ cũng sẽ đến Việt Nam vào tháng 2/2013 và khám cho cháu bé. Các chuyên gia cho rằng, việc phẫu thuật tái tạo bàng quang cho bé phải thực hiện trước khi bé được 5 tuổi, nếu để lâu sẽ bất lợi.Trước đó, sáng 23/10, bé trai được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh để khám siêu âm và chụp X-quang. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị thoát vị bẹn và chỉ định mổ. Trưa 25/10, các bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện ca mổ nhưng đã cắt nhầm vào bàng quang bệnh nhi. Bụng bé trai sau đó trướng dần lên.
5 ngày sau, Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh phải chuyển cháu bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) để tiếp tục điều trị và chăm sóc. Hội đồng giám định y khoa kết luận lỗi là do bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh kém chuyên môn. Bác sĩ cắt nhầm bàng quang bé trai bị kiểm điểm Sở Y tế đã chỉ đạo 2 bác sĩ Trần Ngọc Nghĩa và Phạm Văn Toàn - những người trực tiếp thực hiện ca mổ cho cháu bé làm bản kiểm điểm. Yêu cầu Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh họp và xem xét, đề xuất hình thức kỷ luật để báo cáo lên Sở. Từ đó Sở Y tế sẽ đưa ra hình thức kỷ luật đối với 2 bác sĩ trên.
Bác sĩ Lâm Quang Chứng (Phó Giám đốc kiêm Chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa) cho biết, Hội đồng khoa học Sở đã kết luận về vụ bé trai bị cắt nhầm bàng quang trong khi mổ thoát vị bẹn là trường hợp tai biến chuyên môn do thiếu kinh nghiệm phẫu thuật ở trẻ em.
Theo Trung Hào - Hoàng Văn
VnExpress
- Bé chỉ nhai một bên khi ăn (10:20:00 16/11/2012)
- Phòng sâu răng, viêm lợi cho bé (11:59:00 15/11/2012)
- Khắc phục bé ăn chậm (09:19:00 14/11/2012)
- Nanh sữa ở bé (09:36:00 13/11/2012)
- Chú ý khi massage cho bé (11:32:00 11/11/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |