Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Những trường hợp không nên tắm cho bé

11:52:38 03/03/2015

Tắm cho bé sơ sinh giúp bé sạch sẽ, thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mẹ lại không nên tắm bé.

Việc tắm không chỉ có tác dụng giữ bé sạch sẽ mà đồng thời sự trao đổi chất của bé cũng diễn ra nhanh hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng. Do đó trong các điều kiện cho phép, bé sơ sinh nên được tắm thường xuyên, hàng ngày hoặc cách 1 ngày 1 lần. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước trong những trường hợp không đúng cũng có thể gây hại cho bé nhỏ.

Mẹ nên lưu ý 6 trường hợp sau không nên tắm bé sau:

1. Đừng tắm ngay sau khi tiêm chủng

Khi bé còn nhỏ phải tiêm phòng định kỳ, sau khi tiêm xong, chỗ tiêm sẽ có một cái lỗ nhỏ, nếu cái lỗ tiêm đó tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.

2 Trong trường hợp nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, không nên tắm cho bé

Việc tắm cho con khi bé đang nôn mửa liên tục không phải là ý hay. Nó thậm chí còn khiến bé buồn nôn hơn khi bé bị dịch chuyển liên tục. Khi bé nôn mửa nên cho bé nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chăm sóc, hết nôn toàn toàn mới tắm.

3. Khuyến cáo không tắm khi sốt quá cao

Trong thời gian con sốt cao, nếu vẫn cố tình tắm bé có thể khiến bé ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi hành động này còn làm cho lỗ chân lông của bé co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có lúc lại làm huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé cung cấp máu không đủ. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy bé đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.

4. Không tắm khi da bị tổn thương

Khi da bé bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da...,mẹ không nên cho con đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.

5. Tắm ngay sau khi cho con ăn

Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của bé. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tăm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất

6. Bé nhẹ cân, sinh non phải cẩn thận khi tắm bé

Bé nhẹ cân, sinh non dưới 2,5kg đều có cơ thể rất yếu đuối, mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể yếu. Bé sinh non rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường. Vì vậy, đối với những đứa bé này, cần đặc biệt cẩn thận để quyết định việc tắm.

Cũng lưu ý rằng, nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp để cho con tắm là 26-28oC, nhiệt độ nước ở 40-42oC.

Theo Khám Phá

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo