- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹ ngã đè gãy xương đùi con 4 tháng
Bế con gái 4 tháng tuổi từ nhà hàng xóm về nhà, người mẹ ở Quảng Bình sẩy chân ngã xuống mương nước nhỏ, đè lên bé khiến cháu bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Cháu bé được đưa vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới tối 13/10 trong tình trạng thiếp đi, đau vùng đùi trái. Kết quả chụp phim X-quang cho thấy cháu gãy đầu dưới xương đùi trái. Bác sĩ phải bó bột bất động chân cho cháu.
TPHCM: Bé trai bị xẹp phổi do hóc xương lợn
Chân cháu bé đã được bó bột.
Đến bệnh viện trong tình trạng viêm phổi, bé trai 13 tháng tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 phát hiện một mảnh xương bằng đầu đũa nằm kẹp trong phế quản.
Mảnh xương khiến phổi bị tổn thương. Ảnh chụp phim X-Quang
Theo phụ huynh, cách đây 4 tháng bé bị sặc cháo, sau đó cứ ho kéo dài và thường xuyên lên cơn sốt, uống đủ loại thuốc nhưng không khỏi.
Tại khoa Nội tổng quát 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết quả X-quang ngực cho thấy thùy phổi bên phải cháu bé bị viêm xẹp. Chụp CT lồng ngực, các bác sĩ phát hiện dị vật dạng xương nằm ở phế quản trung gian phải. Đây là nguyên nhân gây xẹp thùy phổi phải.
Bằng phương pháp nội soi phế quản, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật là mảnh xương lợn. Phụ huynh cho rằng có thể xương thể lẫn trong món cháo mà bé sặc từ nhiều tháng trước.
Một tuần sau khi điều trị, hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định. Các bác sĩ khuyên phụ huynh khi nấu cháo cho bé ăn nên hết sức cẩn thận với những mảnh xương bị vỡ dễ dàng gây sặc dẫn đến hóc kẹt đường thở. Cách tốt nhất là nên lọc thật kỹ để loại tất cả mảnh xương vụn rồi mới dùng nước thịt mang đi nấu cháo.
Những trường hợp bé bị sặc sau đó có biểu hiện ho kéo dài kèm sốt, phụ huynh nên đưa con đi khám để có hướng xử trí nhằm phòng tránh biến chứng.
Thanh Hóa: Bé 2 tuổi bỏng vùng kín vì nồi canh nóng
Ngày 15/10, Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cho biết đang điều trị cho một bé gái bị bỏng nặng vì canh. Bé Phương (2 tuổi, trú xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nhiều vùng da.
Mẹ bé cho biết trưa 13/10, chị nấu nồi canh để ở góc nhà và ra giếng rửa tay, trong nhà chỉ có hai con gái nhỏ. Bé Phương đùa nghịch cầm đũa chọc vào nồi làm canh đổ tràn ra ngoài. Cháu đang ngồi bệt dưới nền nhà nên nước canh nóng đã làm bỏng toàn bộ phần mông, đùi, hậu môn và bộ phận sinh dục.
Người mẹ lấy mẻ đắp vào vết thương của con rồi đưa đến trạm xá xã, sau đó chuyển lên bệnh viện huyện. Hiện sức khỏe cháu bé đã ổn định trở lại, các vết thương đang hồi phục.
Các bác sĩ chuyên khoa bỏng cũng lưu ý, khi các bé chẳng may bị bỏng, người nhà nên đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để chữa trị theo phương pháp khoa học, không nên tự ý đắp thuốc dân gian sẽ làm vết bỏng loét thêm, dễ gây nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn.
Theo VnExpress
- Bé 2 tuổi đi viện vì ăn cháo xương mèo (09:05:00 15/10/2012)
- Bà tử vong, 2 cháu nhập viện vì trứng cóc (10:22:00 13/10/2012)
- Những nguy cơ khi dùng phấn rôm (15:03:00 11/10/2012)
- Bé 3 tuổi bỏng nặng khi cùng mẹ đốt vàng mã (11:26:00 10/10/2012)
- Bé 13 tháng tử vong do uống dầu hỏa (15:49:00 09/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |