- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé trai 7 tuổi mọc 76 chiếc răng
Ngoài 22 răng mọc bình thường, cậu bé được bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, phát hiện thêm 54 chiếc răng khác nhỏ li ti. Hàm răng của người trưởng thành gồm 28 chiếc. Một số người mọc thêm 4 chiếc răng cùng (răng khôn) thì hàm răng có đủ 32 chiếc. Số ít người có thêm 1 hoặc 2 răng khểnh.
Mớ răng thừa này không nằm trên hàm mà chen chúc nhau trong một khối u ở hàm trên bên trái. Vị trí này lẽ ra là của chiếc răng nanh sữa phải mọc khi bé 2 tuổi.
Bố cháu bé cho hay, vài tháng trước con trai ông than đau hàm trên, nơi khối u phình to. Qua phim X-quang, các bác sĩ xác định khối u có chứa một khối trắng ngà to hơn hạt mít ở bên trong. Khối u được phẫu thuật cắt bỏ vào đầu tháng 9. Ngay đường rạch dao đầu tiên, các bác sĩ đã phát hiện bên trong u là một tổ hợp răng lố nhố gồm nhiều chiếc lớn nhỏ khác nhau.
Ca mổ kéo dài hơn một tiếng, 54 chiếc răng dị dạng đã được giải phóng khỏi hàm của bé. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp răng tập thể mọc trong khối u xương hàm khá hiếm gặp. Số răng này có thể đã hình thành trong bướu 5 năm qua.
Theo y văn thế giới, u xương hàm là u lành tính, không gây đau nhức, tiến triển chậm và thường được phát hiện muộn. Bé mắc bệnh thường có biểu hiện khuyết mất 1-2 răng, xương hàm ở vị trí này phình to hơn. Thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp u có chứa nhiều răng tương tự.
Các bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa bé đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bất thường như u răng.
Theo Trung Hào
VnExpress
- Lau mát hạ sốt cao cho bé (14:28:00 03/10/2012)
- Xem múa lân, bé trai rơi từ tầng 3 chung cư (09:06:00 02/10/2012)
- Tăm tre đâm mông bé trai gây ápxe (11:14:00 30/09/2012)
- Bé 10 tháng ngã võng tử vong (11:06:00 28/09/2012)
- Bé 6 tháng rốn to bằng quả cà pháo (10:32:00 27/09/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |