- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Xử trí khi bé say nắng
Ở dưới nắng nóng, mồ hôi quá nhiều sẽ có thể khiến bé gặp nguy hiểm do các cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh bị rối loạn.
Biểu hiện bé bị say nắng
Thông thường sau khi bị say nắng, thân nhiệt của bé vào khoảng 38-39ºC, nặng hơn là 40-42ºC.
Ban đầu, mồ hôi của bé tiết ra khá nhiều. Tiếp đó, cơ thể bé mất nước vì tiết nhiều mồ hôi gây ảnh hưởng xấu tới chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi và vùng não điều khiển thân nhiệt. Lúc này da bé bị khô, cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, nhịp thở yếu, nhanh, mắt lờ đờ, buồn nôn, nếu nặng bé sẽ rơi vào tình trạng hôn mê.
Xử trí khi bé bị say nắng
- Lập tức cho bé nằm ở chỗ mát mẻ, thoáng khí, cởi hết cúc áo, cúc quần hoặc quần áo dài bên ngoài để bé hạ nhiệt. Nếu quần áo bé bị thấm quá nhiều mồ hôi có thể thay quần áo thoáng mát khác cho bé. Trường hợp bé bị say nắng ở ngoài trời, có thể để bé nằm dưới bóng cây râm mát, giải tán bớt những người tò mò xung quanh, dùng quạt quạt mát cho bé.
- Dùng khăn sạch thấm nước mát đắp lên trán hoặc lau khắp cơ thể bé để làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp cho nhiệt lượng cơ thể thoát ra ngoài.
- Khi bé chưa tỉnh hắn không nên cho bé ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, đợi sau khi bé tỉnh táo cho bé uống chút nước muối pha loãng để bổ sung lượng nước và muối trong cơ thể bị mất đi. Chú ý, nên cho uống làm nhiều lần, mỗi lần không vượt quá 300ml, đồng thời có thể cho bé uống thêm chút nước ép trái cây.
- Sau khi được sơ cứu kịp thời nhiều bé qua cơn nguy kịch trước khi bé được đưa tới bệnh viện. Những thao tác trên vẫn cần được tiến hành liên tục trên đường đưa bé tới bệnh viện.
Đề phòng say nắng cho bé
- Dù bé hiếu động đến mấy cũng không nên cho bé ra ngoài trời từ lúc nắng gắt khoảng 11h-15h. Nếu có điều kiện, cho bé chơi quanh bóng râm mát, tránh xa những nơi có ánh sáng phản chiếu mạnh như mặt cát, mặt kính, gương…
- Không được để bé một mình trong xe hơi khi thời tiết nóng bức, bởi làm như vậy bé có thể tự ý ra ngoài chơi hoặc cũng bị say nắng do nhiệt độ ngoài trời quá cao chiếu vào xe.
- Không nên nhốt bé cả ngày trong nhà, cần tập cho bé thói quen tiếp xúc với ánh nắng để cơ thể bé quen dần với tác động của nắng nóng. Thấy bé luyện tập quá sức ngoài trời nắng và có dấu hiệu khó chịu thì phải khuyên bé vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
- Khi ra ngoài trời nắng, cho bé đội mũ, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, kính râm để ngăn ngừa phát xạ của ánh nắng.
- Cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, xà lách… để giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể đồng thời có tác dụng chống say nắng hiệu quả.
Theo Phạm Hằng
Dân Trí
- Phòng tránh co giật do sốt cao (09:16:00 24/06/2011)
- Phòng cảm cho bé mùa hè (09:03:00 23/06/2011)
- Tránh bệnh khi bé nằm điều hòa (08:44:00 22/06/2011)
- 'Đoán' bệnh khi bé đau bụng (09:50:00 21/06/2011)
- Viêm niêm mạc mũi ở bé 5 tuổi (09:04:00 20/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |