- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng thủy đậu bằng văcxin
90% những bé học tập, sinh hoạt với bé mắc bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) có nguy cơ lây bệnh.
Bé mắc bệnh mang nhiều siêu vi gây bệnh ở vùng mũi hầu, đường hô hấp. Những siêu vi này phát tán ra không khí xung quanh khi bé khóc, nói, ho, hắt hơi. Siêu vi cũng có thể từ đó bám lên các vật dụng, đồ chơi làm cho những bé chung quanh ngậm, hít phải bị lây bệnh. Bé sơ sinh, bé chưa tiêm phòng hoặc bị bệnh suy giảm miễn dịch, có thể bị bệnh nặng hơn những bé khác. Sau khi mắc bệnh bé sẽ có miễn dịch lâu dài, ít mắc bệnh lần thứ 2. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Trung bình sau khi tiếp xúc với bé bệnh từ 2 đến 3 tuần, bé bị lây bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, phát ban dạng sẩn ngứa ngoài da, sau đó thành bóng nước. Những bóng nước này gọi là nốt rạ. Vị trí nốt rạ thường mọc bắt đầu ở thân mình, sau đó lan rộng đến mặt, tay chân, có khuynh hướng mọc nhiều ở thân mình, nơi quấn tã lót nhiều hơn ở vùng tay chân. Nốt rạ cũng mọc ở trong miệng, mắt và niêm mạc những nơi khác. Số nốt rạ càng nhiều thì bệnh càng nặng.
Trong thời gian mọc nốt rạ bé bị ngứa rất khó chịu, gãi nhiều làm các nốt rạ vỡ gây nhiễm trùng hoặc bong vảy sớm để lại sẹo. Nhiễm trùng da gây sẹo do vi khuẩn bên ngoài hoặc thường trú trên da như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sinh mủ… là biến chứng thường gặp ở bé bệnh thủy đậu. Bệnh xảy ra do vi khuẩn xâm nhập qua nốt rạ bị vỡ hoặc da bị trầy xước do gãi ngứa. Nhiễm trùng da làm nốt rạ chứa nước hóa mủ và có thêm nhiều bóng mủ mới. Nốt mủ nếu không được đánh giá và điều trị kịp thời sẽ lan rộng gây viêm mô tế bào, áp xe dưới da, viêm hạch lân cận, thậm chí nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh còn gây những biến chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não, viêm tủy cắt ngang gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng.
Bệnh thủy đậu tưởng chừng là nhẹ nhưng để lại những biến chứng nghiêm trọng đến bệnh nhân. Để phòng tránh bệnh thủy đậu, nên chủ động phòng ngừa bằng văcxin. Nên tiêm 2 liều cho cả bé và người lớn để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ phòng bệnh, 2 liều cách nhau tối thiểu tốt nhất là 6 tuần.
>> Sởi, thủy đậu 'vào mùa'
BS CKI Nguyễn Viết Thịnh, Phụ trách Khoa Khám bệnh & chủng ngừa, Viện Pasteur TP HCM (Theo Phunuonline)
- Nôn kéo dài vì dạ dày chui lên ngực (08:56:00 07/03/2011)
- U xương sụn ở bé (09:25:00 04/03/2011)
- Phòng viêm màng não (09:13:00 03/03/2011)
- Giúp bé hết say xe (09:14:00 02/03/2011)
- Viêm phổi do phế cầu khuẩn (08:53:00 01/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |