- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Dạy bé làm việc nhà
Dạy bé làm việc nhà là một trong những kỹ năng quan trọng cho bé.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Cha mẹ nên chọn những việc đơn giản vì bé chưa đủ nhận thức để xử lý những nhiệm vụ khó khăn. Chẳng hạn, nếu bạn giao cho bé việc lau nhà thì nhiều khả năng, bé sẽ bị trượt ngã hoặc khiến sàn nhà sũng nước. Thay vào đó, bạn có thể chọn cho bé những việc vừa sức như bỏ quần áo bẩn vào chậu, nhặt đồ chơi sau khi chơi xong… Nên cho bé những việc mà bé phải hoàn thành mỗi ngày như xếp thìa, bát nhựa của bé lên bàn ăn trước bữa ăn hoặc cắm bàn chải đánh răng vào đúng chỗ.
Chỉ dẫn bé thật cụ thể
Trước khi giao cho bé việc nhà, bạn nên nêu yêu cầu thật cụ thể và rõ ràng. Ví dụ, bạn chỉ cho con làm thế nào để phân loại hai chiếc tất thành một đôi. Nhớ là ở tuổi mẫu giáo, bé chưa thể làm tốt một việc với những giải thích dài dòng. Bất cứ hướng dẫn nào dài quá một phút đều là khó khăn với bé.
Đứng ở phía sau
Khi bé đang tự làm việc gì đó, cha mẹ nên kiên nhẫn. Đừng vội vã “nhảy bổ” vào làm thay con vì bạn nghĩ bé không làm được. Cha mẹ không nên phủ nhận năng lực cũng như cố gắng của bé. Nếu bạn muốn giúp con, bạn nên gợi ý một cách lịch thiệp. Thay vì nó: “Không, đừng làm thế”, bạn hãy thử: “Con phân loại quần áo giỏi lắm. Để quần áo của bố bên này, của con bên kia”.
Tạo thành thói quen cho bé
Nên để bé làm việc nhà vào những khoảng thời gian như nhau mỗi ngày. Chẳng hạn, bé biết xếp đồ chơi vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Cuối tuần, bạn có thể giao cho bé những việc lớn hơn như cùng mẹ lau nhà.
Khuyến khích và ngợi khen
Mặc dù bé có thể từ chối hoặc thỉnh thoảng bê trễ việc nhà nhưng bé vẫn khao khát cảm giác được cha mẹ coi trọng. Vì thế, nên khích lệ và khen bé thường xuyên; chẳng hạn: “Cảm ơn con đã giúp mẹ hút bụi”. Khen ngợi khi bé giúp mẹ chăm sóc mèo con trong nhà hay gấp giúp mẹ một “núi quần áo”.
Nhẹ nhàng mà tâm lý
Áp đặt không phải cách để bé chịu làm việc nhà. Thay vì đưa mệnh lệnh bắt bé làm thì cha mẹ nên nhẹ nhàng, ví dụ: “Mẹ rất vui nếu con giúp mẹ...”. Đồng thời, khiến bé tự tin với những thành quả của bé, chẳng hạn: “Con tự gấp chăn à, trông đẹp quá”. Một khi có cảm giác được độc lập thì bé sẽ có động lực để giúp mẹ nhiều hơn nữa.
Phương Thảo
- Dạy bé quý trọng quà được tặng (09:50:00 06/03/2013)
- Nói với bé về người khuyết tật (08:54:00 01/03/2013)
- 9 lời khuyên khi dạy bé trai (08:47:00 28/02/2013)
- Xây đắp sự tự tin cho bé gái (11:25:00 27/02/2013)
- Dạy bé (3-4 tuổi) biết chia sẻ (18:42:00 18/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |