- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Để bé không đánh mẹ
Một người mẹ hỏi: ‘Bé 2 tuổi nhà tôi thường đánh mẹ và quát ‘cút đi’ khi tức giận. Tôi phải làm sao để bé chấm dứt thói xấu này?’.
Chuyên gia tâm lý trẻ em Penelope Leach giải đáp:
Các bé thường dùng hành động cơ thể để bày tỏ cảm xúc nhưng bé chưa biết phải làm sao cho đúng đắn hoặc không làm đau người khác. Khi bé đánh mẹ thì mẹ cũng không nên đánh trả lại bé. Bởi nếu bạn đánh hoặc “tét đít” hay trừng phạt bé bằng vũ lực thì bạn chỉ dạy cho bé rằng, đánh đấm là cách được chấp nhận để bày tỏ cảm xúc hay đòi thứ bé muốn. Thay vào đó, bạn nên nắm lấy tay bé và nói: “Con không được đánh mẹ. Mẹ biết con đang tức giận nhưng không bao giờ được đánh người khác. Đánh là đau lắm”.
Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần nhanh chóng nhận ra “tín hiệu” thô bạo của bé để kịp thời ngăn chặn bằng cách giữ lấy tay bé, nghiêm khắc nói: “Không được đánh mẹ”.
Một số chuyên gia gợi ý là cha mẹ có thể giúp bé “xả” cơn tức giận bằng cách đấm vào một cái gối bông hay dùng cái búa nhựa đồ chơi đập xuống sàn. Theo quan điểm của tôi, đây là cách sai lầm. Khuyến khích bé đập vào một cái gối chỉ làm cơn giận tăng lên chứ không giảm đi. Hơn nữa, một khi đang giận dữ, bé sẽ không còn đủ bình tĩnh để làm theo cách mà mẹ chỉ cho bé. Chưa kể, dùng “đấm đá” dù là vào thứ vô hại thì vô tình chung, bạn vẫn dạy bé cư xử theo cách khuyến khích vũ lực.
Cha mẹ cũng không nên cấm bé tức giận hay ngay lập tức trách phạt khi bé nóng nảy. Đơn giản là bạn nên chấp nhận cảm xúc của bé, đồng thời thông cảm cho bé nhưng cần nhắc nhở bé rằng, bé có thể bày tỏ cơn giận bằng lời nói cho mẹ. Bạn nên động viên bé nói về cơn giận, lý do tức giận và làm sao để hết giận…
Phương Thảo
- 4 mẹo dạy bé tiết kiệm (14:40:00 22/11/2012)
- Kinh nghiệm đối phó với cơn ăn vạ (15:44:00 06/11/2012)
- Kiểu cha mẹ làm bé thiếu tự lập (00:59:00 31/10/2012)
- 4 trò chơi buổi sáng cùng con (10:38:00 26/10/2012)
- ‘Dẹp’ 5 tật xấu của bé (11:00:00 15/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |