- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Mẹo từ chối không làm bé khóc
Nói ‘không’ với con tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ làm bé khóc lóc ăn vạ.
>> Dạy bé từ những việc sai
Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ từ chối mà không làm bé hờn giận:
1. ‘Mẹ biết con thích kem nhưng ăn nhiều sẽ viêm họng đấy’
David Walsh (tác giả cuốn No: Why kids – of all ages – Need to hear it and ways parents can say it – Tạm dịch Cách cha mẹ nói ‘không’ với con) gợi ý, phụ huynh không nên cho phép bé ăn vặt liên tục, nhất là những món như kem, kẹo, bánh... Thay vào đó, có thể thay thế bằng một món tốt cho sức khỏe hơn là sữa chua.
“Tránh hứa ‘Mai con sẽ được ăn kem’” – tiến sĩ David cho biết. Bởi vì các bé ở tuổi lên 2 chưa thể hiểu rõ khái niệm thời gian nên bé không biết chính xác lúc nào mới được ăn kem. Hầu hết các bé đều muốn có ngay những gì bé thích. Vì thế, cha mẹ nên cương quyết nhưng bình tĩnh từ chối bé, giải thích cho bé: “Mẹ biết con thích kem nhưng ăn nhiều sẽ viêm họng đấy”. Sau đó cho bé một món khác thay thế. Bằng cách này bé vẫn được ăn vặt nhưng theo cách tốt hơn.
2. ‘Thực phẩm để ăn, không phải để ném’
Bé ở tuổi chập chững có xu hướng thích chơi với thức ăn vì bé có thể vẫn còn no từ bữa trước đó. Thay vì quát mắng khi bé quăng mỳ hay phômai xuống sàn nhà, bạn nên mang bát (đĩa) đựng đồ ăn cho bé đi và giải thích cho bé biết lý do không được ném thức ăn.
Tương tự bạn có thể dùng cách này khi không muốn bé nhảy trên giường: “Giường để ngủ, không phải để con nhảy đâu”.
3. ‘Con muốn gì thì phải nói ra, không được đánh’
Đây là mẹo dạy con khi bạn thấy bé đang “bạo lực” với em của bé hay với người khác. Khả năng hiểu lý do vì sao không được đánh người khác ở bé mới biết đi là rất hạn chế. Do đó ngay khi bé “gây hấn”, bạn cần ngay lập tức ngăn bé lại rồi nói, bằng giọng nghiêm túc nhưng bình tĩnh, những gì bạn mong bé làm.
Trong nhiều trường hợp, bé “bạo lực” là vì đang thất vọng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Bạn có thể gợi ý để các bé ôm nhau nhằm trau dồi tình cảm, giúp bé nguôi ngoai khi bé đang tức giận hoặc yêu cầu bé bộc lộ cảm xúc phù hợp khi bé không hài lòng (cùng bé gọi tên và nhận diện cảm xúc khi đang tức giận).
Phương Thảo
- 5 cách dạy bé biết xin lỗi (10:19:00 09/08/2012)
- Sự nhút nhát ở bé (09:11:00 07/08/2012)
- Hiểu để dạy bé tuổi lên 2 (08:24:00 07/08/2012)
- Kỹ năng với nhạc cụ theo tuổi (09:44:00 02/08/2012)
- Kỹ năng ghép hình theo tuổi (11:59:00 01/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |