- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Nói với bé về cái chết của vật nuôi
Đối với nhiều bé mẫu giáo, cái chết của một con vật cưng là trải nghiệm mất mát đầu tiên. Đặc biệt, với những bé yêu động vật thì sự ra đi của một 'người bạn' trong gia đình khiến bé bị tổn thương. Và với những bé khi chào đời đã có một chú cún (mèo) làm bạn thì người bạn bốn chân này đã là một phần không thể thiếu trong nhà.
>> Giúp bé đối diện với mất mát
>> Khi vật nuôi của bé qua đời
Tránh để bé hiểu lầm
Bé chưa hiểu khái niệm “cái chết”. Vì thế, bé sẽ tin rằng, con vật cưng sẽ quay trở lại. Và bé cũng sẽ dễ bị nhầm lẫn do người lớn sử dụng ngôn ngữ thay thế cho từ “chết”; chẳng hạn: “Con mèo đi ngủ và không dậy nữa” hoặc “Con mèo chào tạm biệt con rồi và nó sẽ không quay lại đâu”. Điều này có thể làm bé sợ ngủ hoặc sợ nói lời tạm biệt – 2 điều bình thường trong những thói quen hàng ngày của bé.
Điều cha mẹ nên nói
Tốt nhất là cha mẹ nên giải thích đơn giản, ngắn gọn về sự mất mát này. Có thể bắt đầu bằng: “Con Miu đã chết hôm qua. Nghĩa là từ hôm nay, con sẽ không gặp Miu được nữa. Mẹ biết là con buồn”.
Đối với bé 18-24 tháng tuổi, điều quan trọng là không chia sẻ quá chi tiết về cái chết và cẩn thận với ngôn ngữ mà bạn chọn. Không kể tỉ mỉ bệnh tật hoặc tai nạn đã khiến vật nuôi chết vì những sự kiện này sẽ trở nên cực kỳ khó hiểu đối với bé ở tuổi này. Trong thực tế, đối với bé giai đoạn này, các chi tiết về cái chết không quan trọng vì bé chưa thể hiểu những gì đã xảy ra. Tệ hơn, bé có thể hiểu lầm hoặc trở nên sợ hãi.
Điều cha mẹ nên làm
- Cho bé thêm tình yêu: Khi mất vật nuôi, bé cũng trở nên căng thẳng và cần được yêu thương, chăm sóc. Bé dựa vào mẹ để được mẹ trấn an rằng mọi thứ đều ổn. Các chết của một vật nuôi không làm xáo trộn những thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ và bé.
- Giúp bé bộc lộ cảm xúc: Nếu bé hỏi về con vật nuôi, bạn hãy nói: “Mẹ cũng nhớ con Milu lắm”. Nếu bé nhà bạn tỏ ra buồn, hãy tìm cách giúp bé chuyển tải cảm xúc.
- Nhớ về thời gian của bé bên thú cưng: Bé nhà bạn và vật nuôi có thể phát triển thành tình bạn sâu sắc trong thời gian qua. Bé sẽ thấy được an ủi khi mẹ nhắc về những kỷ niệm vui vẻ bên cún cưng hoặc những bức ảnh có bé và bạn cún.
- Không nên vội loại bỏ “dấu vết” của vật nuôi: Cứ giữ lại những vật kỷ niệm hay hình ảnh mà bé và người nhà có thể nhớ về con thú cưng ấy.
Phương Thảo
- 3 'nguyên tắc vàng' cho bé hành vi tốt (09:30:00 25/10/2011)
- Nuôi dưỡng tinh thần độc lập (21:01:00 23/10/2011)
- 5 lỗi dạy con mà cha mẹ hay mắc (09:43:00 05/10/2011)
- Khi bé ghen tỵ với em (13:39:00 03/10/2011)
- Giải pháp khi bé gặp ác mộng (13:36:00 03/10/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |