Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lưu ý khi cho bé ra nắng

10:57:19 18/05/2014

Những tia cực tím có thể gây hại cho làn da vốn còn mỏng của bé.

Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ bảo vệ con khỏi nắng nóng mùa hè:

1. Xem đồng hồ

Không cho bé tiếp xúc trực tiếp với nắng từ 10h sáng tới 4h chiều, thời điểm các tia cực tím mạnh nhất. Nên đội mũ, mặc quần áo dài cho bé nếu phải đưa bé ra ngoài vào giữa ngày.

2. Đừng xem thường khi trời râm mát

Bé yêu của bạn có thể bị cháy nắng ngay cả trong những ngày trời mát và đầy mây là vì tia UV gây hại vẫn có thể xuyên qua những đám mây.

3. Bảo vệ bé với trang phục chống nắng

Quần áo dài, rộng mát tỏ ra hiệu quả trong việc tránh nắng mùa hè cho các bé. Tuy nhiên, bé có thể bị nóng do mặc quần áo dài, vì thế, nên bổ sung nước cho con để tránh mất nước do mồ hôi.

4. Chọn bóng râm và đội mũ cho con

Luôn chọn nơi bóng râm khi ngồi nghỉ và hạn chế để bé chạy nhảy ngoài trời nắng. Đồng thời, dạy cho con thói quen mỗi lần ra khỏi nhà là phải đội mũ. Chọn mũ rộng vành để che phủ được cả mặt, trán và gáy của bé. Đừng cho con rời khỏi nhà mà không có mũ ngay cả khi bé ngồi trên ôtô.

5. Kính mát

Chọn mua cho bé loại kính mát chống lại tia UV cũng như không làm hại cho mắt của bé.

6. Che ô

Một chiếc ô không chỉ hữu ích khi trời mưa mà còn bảo vệ được cho bé khi trời nắng. Bạn cần tạo thói quen che ô cho con ngay cả những hôm trời mát. Ô giúp bé chống lại tia nắng mặt trời và khiến bé mát mẻ.

7. Tấm chắn nắng trên xe đẩy

Tấm chắn nắng trên xe đẩy không thể che nắng hoàn toàn cho bé. Bạn có thể đặt một miếng vải mềm ẩm lên tấm chắn nắng trên xe đẩy để bé yêu được mát mẻ hơn mỗi khi ra ngoài đường.

8. Kem chống nắng

Hãy chọn cho bé loại kem chống nắng bảo vệ cơ thể khỏi cả tia UVB và UVA. Dùng kem có chỉ số SPF 30 (hoặc cao hơn) cho bé và nhớ kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, chỉ nên chống nắng cho bé bằng quần áo, tránh dùng kem chống nắng.

Cách thoa kem chống nắng phát huy tác dụng: Nên thoa kem chống nắng cho bé 30 phút trước khi ra ngoài; sau đó, mỗi 2 tiếng thoa kem lại một lần, nhất là khi bé chơi trong nước hoặc bị ướt.

10. Kem oxit kẽm

Kem oxit kẽm trắng hoặc hồng (pink or white zinc oxide creams) rất tốt để bôi cho trên môi, mũi, cổ và sau tai của bé.

11. Xử trí khi bé bị say nắng

Biểu hiện bé bị say nắng: Khi bị say nắng, bé có dấu hiệu như bị sốt. Thân nhiệt của bé vào khoảng 38-39ºC, nặng hơn là 40-42ºC.

Lúc đầu, bé đổ nhiều mồ hôi. Sau đó, do ra nhiều mồ hôi nên da bé bị khô, cơ thể nóng, mặt đỏ; các dấu hiệu nguy hiểm khác là thở yếu, buồn nôn, nặng hơn bé bị hôn mê.

Xử trí khi bé bị say nắng: Khi thấy bé có biểu hiện say nắng, mẹ cần lập tức đưa bé vào nơi mát mẻ, bỏ hết quần áo dài bên ngoài để bé mát mẻ. Nên thay quần áo khác cho bé.

Nếu bé ở ngoài thì tìm quạt, quạt mát cho bé, tránh nơi đông người.

Tiếp đến, mẹ lau người cho bé bằng cách dùng khăn nhúng nước âm ấm, lau toàn người cho bé. Kèm theo đắp cho bé một cái khăn mát lên trán.

Nếu bé tỉnh táo, cho bé uống chút nước muối loãng để bổ sung. Còn nếu bé hôn mê, mẹ cần đưa bé đi cấp cứu.

Phương Thảo 

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo