- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Kinh nghiệm giải tỏa cơn cáu kỉnh của bé
Lời khuyên được thu thập từ nhiều người làm mẹ về cách họ đối phó khi bé giận dữ.
1. Một cái ôm
Mỗi khi bé gái 4 tuổi nhà tôi nổi cơn thịnh nộ, tôi lại giang rộng tay ôm bé vào lòng. Tôi thấy cách này luôn luôn hiệu quả. Tôi đoán là một cái ôm từ mẹ cho bé cảm giác an toàn và nhắc nhở bé rằng tôi yêu bé nhiều thế nào. Sau một cái ôm, hai mẹ con có thể nói chuyện bình tĩnh và hợp lý hơn.
2. Cho bé thời gian
Khi bé gái 16 tháng tuổi nhà tôi bực bội, tôi đưa bé ngồi lên ghế và dùng tay giữ cho bé khỏi ngã. Khi một em bé bị khủng hoảng, bé thường không biết làm thế nào để lấy lại tinh thần. Vì thế, tôi giữ bé trong tay và dạy bé thở sâu. Hai mẹ con cứ như thế cho đến khi bé bình tĩnh và tôi có thể nói với bé về những điều mới xảy ra.
3. Nhìn theo hướng khác
Với bé 2 tuổi nhà tôi, tôi luôn lờ đi mỗi lần bé lăn mình ăn vạ trên sàn. Bé sẽ dừng lại khi bé không thấy mẹ chú ý hoặc không nhận được thứ bé muốn. Khi bé dậm chân bình bịch và hét lên cáu giận, tôi nhắc bé hãy bình tĩnh.
4. Không bao giờ nhân nhượng
Bé trai 3 tuổi nhà tôi tức giận vì muốn ăn bánh ngọt nhưng tôi không cho phép. Tôi nhấn mạnh rằng, nếu bé còn như vậy thì tôi sẽ không cho bé đi nhà sách vào buổi chiều nữa. Bây giờ bé đã nhận ra, không nghe lời mẹ tương ứng với một hình phạt, bị cắt trừ cái gì đó yêu thích.
5. Hướng bé tới điều thú vị
6. Khiến cho bé bận rộn Tôi không lo lắng nếu bé 3 tuổi nhà tôi giận dữ ở siêu thị, bởi tôi sẽ làm bé háo hức ngay lập tức với nhiều hoạt động và nhiệm vụ thú vị: “Lấy cho mẹ gói bánh”, “Con nhìn chai dầu gội đầu này đi”, “Cầm hộ mẹ gói mỳ tôm”, “Nhìn con cua trên gói bim bim này con”... Tâm trí của bạn bận bịu tới mức bé chẳng còn thời gian mà ăn vạ nữa.
Khi bé 3 tuổi nhà tôi ăn vạ, tôi nịnh bé về một kế hoạch thú vị đã được chuẩn bị như ra sân chơi hoặc đến công viên. Tôi nghiêm nghị nói với bé, nếu bé còn mè nheo và hành động như thế này thì chuyến vui chơi sẽ bị hủy. Đó là cách để bé dịu lại nhanh chóng nhất.
7. Tìm trò chơi
Khi bé hét lên và ném đồ đạc vì tức giận, tôi liền hướng chú ý của bé vào một trò chơi. Một hoạt động vui vẻ sẽ thu hút bé lại giúp bé vận động thể chất, giải tỏa cơn tức.
8. Thay đổi địa điểm
Khi bé 3 tuổi nhà tôi ăn vạ, tôi bế bé lên và đưa bé sang căn phòng khác. Bạn cũng có thể bế và vỗ về con cho đến khi bé nguôi giận trở lại.
Phương Thảo
- Trợ giúp bé nhút nhát (08:17:00 24/05/2011)
- Ứng phó với những việc bé ghét (09:08:00 17/05/2011)
- Giúp bé đối diện với mất mát (10:54:00 16/05/2011)
- Kỷ luật bé 1-3 tuổi (09:00:00 11/05/2011)
- Dẹp bỏ nỗi sợ bóng tối trong bé (07:53:00 09/05/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |