Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Dạy bé thói quen chia sẻ
08:58:50 21/06/2011
Nhiều cha mẹ than phiền bé nhà mình không biết chia sẻ, ngay cả với anh chị em ruột của bé.
Những gợi ý sau đây giúp bé xây dựng thói quen chia sẻ cho bé từ sớm:
Cần nhắc bé
Bé mới biết đi không thể tự giác chia sẻ nếu thiếu mẹ nhắc nhở. Điều này không hẳn do bản tính ích kỷ của bé bởi vì, bé còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của sẻ chia trong mối quan hệ xã hội.
Nếu bé giật một món đồ chơi từ bạn chơi bên cạnh, bạn cần phản ứng với bé ngay lập tức. Nhanh chóng và nghiêm khắc nhưng đừng tức giận, bạn đề nghị bé trả lại món đồ cho người bị hại: “Con không được giật đồ của bạn”. Sau đó, nhắc nhở bé rằng, nếu bé muốn một thứ gì khác, bé phải:
- Chờ đến lượt.
- Hỏi mượn đồ chơi và chờ được đồng ý.
Nếu cuộc “chiến tranh” khởi phát do các bé chỉ có duy nhất một món đồ chơi. Hãy cố gắng chuyển các bé sang nhiều hoạt động thay thế hoặc chấm dứt cuộc vui chơi của bé tại thời điểm này.
Dạy bé mượn đồ
Nếu bạn và bé đi sang nhà người khác, bạn cần tạo cho bé thói quen, nếu bé muốn đồ của ai, bé phải hỏi mượn người đó trước đã. Ngay cả với người trong nhà cũng nên duy trì thói quen hỏi mượn đồ của người khác khi muốn. Đừng nói với bé: “Con có thể chơi đồ chơi của anh Ben bao lâu tùy thích, không cần phải hỏi”.
Đừng dạy bé nói ‘không’ cụt lủn
Bé nhà bạn có thể từ chối nếu có người khác muốn mượn đồ chơi của bé. Bạn tránh dạy bé nói “không” khô khan, thay vào đó, hướng dẫn bé đưa ra lý do; chẳng hạn: “Chờ tớ chơi một tý đã” hoặc “Bạn có thể chơi nhưng chỉ được ở trong nhà thôi”...
>> Dạy bé biết chia sẻ
Những gợi ý sau đây giúp bé xây dựng thói quen chia sẻ cho bé từ sớm:
Cần nhắc bé
Bé mới biết đi không thể tự giác chia sẻ nếu thiếu mẹ nhắc nhở. Điều này không hẳn do bản tính ích kỷ của bé bởi vì, bé còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của sẻ chia trong mối quan hệ xã hội.
Vì thế, bạn có thể dạy con bắt đầu chia sẻ bằng cách hướng dẫn cho bé phải làm thế nào. Đồng thời, khuyến khích tinh thần hòa hiệp của bé. Hãy cố gắng kiên nhẫn với con của bạn vì bé mau quên và chưa hiểu giá trị của chia sẻ.
Nếu bạn cho bé tham gia với các bé khác, bạn cần chuẩn bị trước cho bé. Đem theo nhiều hơn một món đồ chơi và nhắc bé đưa món đồ này cho bạn chơi. Nhấn mạnh với bé rằng, bạn mong đợi và thấy vui khi bé chia sẻ đồ chơi của bé.
Đừng đưa cho con bạn một món đồ chơi ra sân chơi và dặn dò: “Đồ chơi này của con, không được cho ai mượn”. Làm như thế này, bạn đã vô tình chuyển thông điệp không chịu chia sẻ cho bé nhà bạn.
Nếu bé giật một món đồ chơi từ bạn chơi bên cạnh, bạn cần phản ứng với bé ngay lập tức. Nhanh chóng và nghiêm khắc nhưng đừng tức giận, bạn đề nghị bé trả lại món đồ cho người bị hại: “Con không được giật đồ của bạn”. Sau đó, nhắc nhở bé rằng, nếu bé muốn một thứ gì khác, bé phải:
- Chờ đến lượt.
- Hỏi mượn đồ chơi và chờ được đồng ý.
Nếu cuộc “chiến tranh” khởi phát do các bé chỉ có duy nhất một món đồ chơi. Hãy cố gắng chuyển các bé sang nhiều hoạt động thay thế hoặc chấm dứt cuộc vui chơi của bé tại thời điểm này.
Dạy bé mượn đồ
Nếu bạn và bé đi sang nhà người khác, bạn cần tạo cho bé thói quen, nếu bé muốn đồ của ai, bé phải hỏi mượn người đó trước đã. Ngay cả với người trong nhà cũng nên duy trì thói quen hỏi mượn đồ của người khác khi muốn. Đừng nói với bé: “Con có thể chơi đồ chơi của anh Ben bao lâu tùy thích, không cần phải hỏi”.
Đừng dạy bé nói ‘không’ cụt lủn
Bé nhà bạn có thể từ chối nếu có người khác muốn mượn đồ chơi của bé. Bạn tránh dạy bé nói “không” khô khan, thay vào đó, hướng dẫn bé đưa ra lý do; chẳng hạn: “Chờ tớ chơi một tý đã” hoặc “Bạn có thể chơi nhưng chỉ được ở trong nhà thôi”...
>> Dạy bé biết chia sẻ
Phương Thảo
Tin liên quan
- Kinh nghiệm giải tỏa cơn cáu kỉnh của bé (11:23:00 17/06/2011)
- Trợ giúp bé nhút nhát (08:17:00 24/05/2011)
- Ứng phó với những việc bé ghét (09:08:00 17/05/2011)
- Giúp bé đối diện với mất mát (10:54:00 16/05/2011)
- Kỷ luật bé 1-3 tuổi (09:00:00 11/05/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Dạy bé thói quen chia sẻ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo