- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Trợ giúp bé nhút nhát
Hầu hết cha mẹ có bé nhát đều thất vọng vì sự bất lực của mình khi muốn bé hướng ngoại hơn. Họ luôn lo lắng con mình sẽ không hết nhút nhát và yếu thế hơn các bé khác.
Việc nuôi dạy con cái luôn đòi hỏi nhạy cảm và hướng dẫn nhẹ nhàng. Bạn có thể đề ra những chiến lược nho nhỏ để giúp bé xây dựng sự tự tin và hình thành tốt các kỹ năng xã hội.
- Tránh gán cho con nickname là “nhát như cáy”: bạn không thể giúp bé vượt qua nhút nhát nếu bạn liên tục nói với người khác: “Thật xấu hổ vì con của tớ”.
- Đừng quan trọng hóa hoặc thiếu kiên nhẫn mỗi khi bé bùng nổ cơn “nhát”. Bé luôn cần sự hỗ trợ từ cha mẹ và phụ huynh phải hiểu biết đủ để dạy con.
- Tại một thời điểm thích hợp, có thể nói chuyện với bé về sự nhút nhát của bé. Cố gắng nắm bắt những tình huống bé mạnh dạn vì từ đó, bạn có thể giúp bé hòa nhập xã hội dễ dàng hơn.
- Cố gắng tham gia cùng bé những hoạt động thể thao mà bé yêu thích. Theo cách đó, bé sẽ gặp những bạn chơi có sở thích tương tự và bé có thể bộc lộ hết mình cho hoạt động này.
- Kể cho bé nghe những câu chuyện từng làm bạn xấu hổ và cách bạn trải qua chúng. Các bé thích nghe những câu chuyện về cuộc sống của cha mẹ và điều này đảm bảo rằng bé không phải người duy nhất nhút nhát.
Nếu bé vẫn nhút nhát quá mức mặc cho nỗ lực của mẹ, bạn có thể đưa bé tới chuyên gia để được trợ giúp. |
- Trợ giúp bé thực hành các kỹ năng xã hội, đặc biệt nếu bé sắp có một sự kiện mới như sinh nhật hoặc tham gia một trò chơi... Kỹ năng xã hội không đến một cách tự
nhiên mà bé cần phải thực hành. Hãy cho bé lời khuyên về cách chào hỏi bạn bè và bắt đầu một cuộc chơi.
- Chắc rằng bé có bạn bè phù hợp. Nhiều bé e ngại khi phải tiếp xúc với nhiều người bạn chơi không phù hợp.
- Nếu bé gặp khó khăn khi kết bạn, bạn nên trao đổi với cô giáo ở lớp của bé. Có một số bạn thân sẽ giúp bé xây dựng tự tin và dễ dàng tương tác với những bạn khác.
- Hãy thiết lập một số mục tiêu nhỏ của bạn với con. Tiếp đến, xây dựng những mục tiêu lớn khi bé thoải mái hơn.
- Cho bé cơ hội tham gia từ thiện.
>> Trò chơi giúp bé tự tin (1-2 tuổi)
Phương Thảo
- Ứng phó với những việc bé ghét (09:08:00 17/05/2011)
- Giúp bé đối diện với mất mát (10:54:00 16/05/2011)
- Kỷ luật bé 1-3 tuổi (09:00:00 11/05/2011)
- Dẹp bỏ nỗi sợ bóng tối trong bé (07:53:00 09/05/2011)
- 8 bước chặn đứng tính hung hăng ở bé (14:35:00 06/05/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |