- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
8 bước chặn đứng tính hung hăng ở bé
Trong những năm chập chững học đi, bé ngày càng trở nên độc lập. Ngoài niềm tự hào vì con mỗi ngày mỗi lớn khôn, phụ huynh còn có thể phải đối mặt với tính hung dữ ở bé như đánh, cắn, cào cấu... nói chung là những tính xấu.
Hung hăng ở bé là một phần bình thường trong quá trình phát triển. Nguyên nhân một phần là do bé chưa đủ kỹ năng nói để thể hiện cảm xúc của mình. Cha mẹ có thể kiểm soát hành vi bạo lực ở bé mới biết đi bằng sự kiên nhẫn và kịp thời chặn đứng những tình huống bé sắp bùng nổ tính xấu.
Bước 1
Giữ bình tĩnh khi đối phó với hành vi hung hăng của bé. Các bé học hỏi từ những gì bé quan sát được. Cha mẹ nên là hình mẫu khi dạy con và trong cuộc sống. Tuyệt đối không đánh, cắn hoặc thô bạo với bé ngay cả khi cha mẹ đang thất vọng hay mệt mỏi. Chỉ cần phụ huynh có hành vi thô bạo, bé yêu nhà bạn cũng sẽ bắt chước theo ngay.
Bước 2
Bước 3
Kỷ luật bé mới biết đi của bạn khi cần thiết (với thời gian ngắn) để bé biết hành vi hung hăng không được phép. Trong độ tuổi từ 1 đến 3, bé có thể phải đứng ở góc phạt trong vòng vài phút hoặc cách ly bé khỏi bạn chơi nếu bé cắn người bạn này. Cách ly bé khỏi cả đồ chơi và giải thích bé đang bị phạt vì bé vừa đánh, cắn và la hét.
Bước 4
Huấn luyện cho bé mới biết đi của bạn những thói quen hàng ngày phù hợp. Chuyên gia giải thích rằng đôi khi một em bé trở nên hung dữ khi bé mệt mỏi, đói hoặc phải tuân theo những thói quen mới. Cha mẹ có thể đóng gói sẵn đồ ăn nhẹ trong túi hoặc trên xe hơi để chặn đầu “nạn đói” ở bé nếu bạn nhận ra điều này là một trong những yếu tố làm bé thô bạo.
Bước 5
Hạn chế cho bé tiếp xúc với truyền hình hoặc trò chơi có tính bạo lực vì chúng có thể thúc đẩy hành vi hung hăng của bé. Cha mẹ cũng nên thận trọng với chương trình tivi dành cho bé lớn trong nhà vì nó có thể không phù hợp với bé nhỏ tuổi hơn.
Bước 6
Nhận biết sự giận dữ và khó chịu của bé thông qua trò chuyện. Tiến sĩ Sarah Landy (một bác sĩ tâm thần trẻ em) đề nghị, cần giúp bé bộc lộ trạng thái cảm xúc tiêu cực. Qua đó, giúp bé hiểu rằng, tức giận là được chấp nhận nhưng cắn hay đá là không được phép. Hãy hỏi bé: “Trông con giận dữ thế. Cho mẹ biết tại sao?” – một cuộc hội thoại có thể ngăn chặn hành vi hung hăng ở bé.
Bước 7
Tạo một biểu đồ phần thưởng giúp bé kiếm được miếng dán bé ngoan hoặc đồ chơi nhỏ cho hành vi tốt. Các bé trong độ tuổi này cần được cha mẹ cổ vũ và khen ngợi để sửa hành vi hung hăng. Con bạn có thể sẽ tốt hơn nếu được hứa hẹn về những phần thưởng khi bé ngừng đánh hay cào cấu ai.
Bước 8
Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa nếu hành vi hung hăng ở bé kéo dài và nỗ lực của bạn để ngăn chặn hành vi xấu của con không tỏ ra hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, tính hung dữ quá mức ở một bé mới biết đi có thể là kết quả của sự chậm phát triển, chấn thương tình cảm hoặc những vấn đề khác trong gia đình không dễ khắc phục. Hãy đưa bé đi khám để bác sĩ giúp con của bạn.
Phương Thảo
- Những tình huống đỏ mặt vì con (11:00:00 27/04/2011)
- 7 cách để không quá chiều con (08:33:00 06/04/2011)
- Giúp bé nói trôi chảy (11:07:00 01/04/2011)
- Để bé 'nếm' thất bại (09:20:00 24/03/2011)
- Giúp bé qua cơn cáu giận (09:25:00 22/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |