Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Hiểu tính con bạn
08:55:50 11/01/2011
Gia đình là một tập hợp tính cách khác nhau của các thành viên mà cha mẹ cần ứng xử khéo léo. Hãy chú ý đến tính khí riêng của con bạn để điều chỉnh cách nuôi dạy con phù hợp.
Eva Ritvo (một bác sĩ tâm thần và đồng tác giả cuốn sách The Beauty Prescription) giải thích tầm quan trọng về tính khí của bé (yếu tố phần nhiều do di truyền, không giống như tính cách).
Đừng chống lại tính khí của bé
Không nên áp dụng một cách nuôi con giống nhau đối với cả hai bé, vì mỗi bé có tính khí khác biệt. Hơn nữa, bạn cũng không thể mong bé sẽ biến thành người hoàn hảo như bạn trông đợi. “Nghiên cứu cho thấy tính khí theo bạn từ lúc sinh ra và khá ổn định trong suốt thời gian sau đó” – Ritvo nói. Do đó, sẽ dễ dàng hơn khi dạy con dựa trên tính khí của mỗi bé thay vì cố gắng thay đổi nó.
Điều chỉnh nếu cần thiết
Với những bé có tính khí tiêu cực, đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp nuôi con sáng tạo. Nếu những nỗ lực của bạn không thành công, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của người thứ ba, như chuyên gia tâm lý chẳng hạn.
Đôi khi, người thứ ba ấy có thể là ông bà, người giúp việc, một người thân sống cùng gia đình – người có thể uốn nắn bé hơn là bố mẹ (vì bố mẹ luôn yêu thương thái quá và cho bé làm những gì bé muốn). Hoặc nếu bạn là người nói liên tục, còn bé trầm tính và nhút nhát thì có thể, bạn luôn là người áp đảo vì đã tranh hết phần nói của con.
Tính khí của con bạn
Thường có vài loại tính khí ở bé dễ nhận biết: nhút nhát, ít nói hoặc ưu hoạt động, hướng ngoại. Các bé có tính khí 1 thường cảm thấy thoải mái trong môi trường gia đình và thích chống lại các thay đổi. Các bé tính khí sau cần tương tác xã hội và thích mạo hiểm.
Nhưng làm sao để xác định tính khí của con bạn? Hãy tin tưởng ở trực giác của bạn. “Hãy tìm hiểu xem những gì mà bé thấy thoải mái nhất” – chuyên gia Ritvo gợi ý. Nếu điều gì đó làm cho bé khó chịu và cáu kỉnh thì có thể môi trường đó không hợp với tính khí của bé, bạn cần giúp con chỉnh sửa dần dần.
Tìm kiếm sự cân bằng
Nếu bạn lo lắng về tính khí của bé thì đừng hoang mang vội vì hành vi của con bạn có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là cha mẹ cần giúp bé thích nghi với hoàn cảnh dựa theo tính khí của riêng bé. Ví dụ, một bé nhút nhát có thể học cách thoải mái trong các tình huống xã hội. “Làm cho bé luôn cảm thấy an toàn là giúp bé thích nghi mà vẫn thoải mái” – Ritvo chia sẻ. Mặt khác, một bé quá nôn nóng có thể “hạ nhiệt” nếu kiên trì thực hành. Giúp bé học bình tĩnh và giải trí thông qua các trò chơi. Nhớ rằng, việc nuôi dạy con là cả quá trình dài.
Eva Ritvo (một bác sĩ tâm thần và đồng tác giả cuốn sách The Beauty Prescription) giải thích tầm quan trọng về tính khí của bé (yếu tố phần nhiều do di truyền, không giống như tính cách).
Đừng chống lại tính khí của bé
Không nên áp dụng một cách nuôi con giống nhau đối với cả hai bé, vì mỗi bé có tính khí khác biệt. Hơn nữa, bạn cũng không thể mong bé sẽ biến thành người hoàn hảo như bạn trông đợi. “Nghiên cứu cho thấy tính khí theo bạn từ lúc sinh ra và khá ổn định trong suốt thời gian sau đó” – Ritvo nói. Do đó, sẽ dễ dàng hơn khi dạy con dựa trên tính khí của mỗi bé thay vì cố gắng thay đổi nó.
Điều chỉnh nếu cần thiết
Với những bé có tính khí tiêu cực, đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp nuôi con sáng tạo. Nếu những nỗ lực của bạn không thành công, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của người thứ ba, như chuyên gia tâm lý chẳng hạn.
Đôi khi, người thứ ba ấy có thể là ông bà, người giúp việc, một người thân sống cùng gia đình – người có thể uốn nắn bé hơn là bố mẹ (vì bố mẹ luôn yêu thương thái quá và cho bé làm những gì bé muốn). Hoặc nếu bạn là người nói liên tục, còn bé trầm tính và nhút nhát thì có thể, bạn luôn là người áp đảo vì đã tranh hết phần nói của con.
Tính khí của con bạn
Thường có vài loại tính khí ở bé dễ nhận biết: nhút nhát, ít nói hoặc ưu hoạt động, hướng ngoại. Các bé có tính khí 1 thường cảm thấy thoải mái trong môi trường gia đình và thích chống lại các thay đổi. Các bé tính khí sau cần tương tác xã hội và thích mạo hiểm.
Nhưng làm sao để xác định tính khí của con bạn? Hãy tin tưởng ở trực giác của bạn. “Hãy tìm hiểu xem những gì mà bé thấy thoải mái nhất” – chuyên gia Ritvo gợi ý. Nếu điều gì đó làm cho bé khó chịu và cáu kỉnh thì có thể môi trường đó không hợp với tính khí của bé, bạn cần giúp con chỉnh sửa dần dần.
Tìm kiếm sự cân bằng
Nếu bạn lo lắng về tính khí của bé thì đừng hoang mang vội vì hành vi của con bạn có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là cha mẹ cần giúp bé thích nghi với hoàn cảnh dựa theo tính khí của riêng bé. Ví dụ, một bé nhút nhát có thể học cách thoải mái trong các tình huống xã hội. “Làm cho bé luôn cảm thấy an toàn là giúp bé thích nghi mà vẫn thoải mái” – Ritvo chia sẻ. Mặt khác, một bé quá nôn nóng có thể “hạ nhiệt” nếu kiên trì thực hành. Giúp bé học bình tĩnh và giải trí thông qua các trò chơi. Nhớ rằng, việc nuôi dạy con là cả quá trình dài.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Bé hét lên: 'Con ghét mẹ' (09:25:00 04/01/2011)
- Khi mẹ nói 'không', bố nói 'có' (09:19:00 04/01/2011)
- Đối đáp với 4 lời nói dối của bé (13:47:00 02/01/2011)
- 7 gợi ý nuôi dạy con (08:46:00 21/12/2010)
- 5 biểu hiện nhút nhát ở bé (15:40:00 16/12/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Hiểu tính con bạn
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo