Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

5 biểu hiện nhút nhát ở bé

15:10:50 16/12/2010

Bạn thấy bé nhà mình khá nhút nhát mà không biết tại sao. Câu trả lời có thể là bé sinh ra đã có gene nhút nhát. Hầu hết bé nhát có một loại dây thần kinh khiến bé nhạy cảm, dễ lo lắng nhưng tất nhiên, bé vẫn thông minh và đầy cảm xúc.

Nhà tâm lý học Ian Wallace giải đáp một số thắc mắc của cha mẹ có ít bạo dạn:

1. ‘Bé nhà tôi không nhìn vào mắt người đối diện và cũng ngại chào hỏi. Tôi phải làm gì đây?’

Dù bạn có muốn thế nào cũng đừng bắt ép bé phải nhìn vào mắt người đối diện. Bé nhà bạn có thể muốn cất lời chào nhưng vì quá nhút nhát; do đó, chỉ trích bé là không công bằng. Bạn có thể thực hành với bé tại nhà, động viên, khen ngợi mỗi khi bé nhìn thẳng vào mẹ khi nói chuyện.

Khi có khách quen đến nhà, bạn cần động viên bé làm như thế. Bé nhà bạn cần có tâm lý thoải mái, vì vậy, hãy khen ngợi: “Mẹ yêu khuôn mặt xinh đẹp hay cười của con”.

Từ từ xây dựng sự tự tin cho bé, rồi dần dần bé sẽ biết cách giao tiếp tốt hơn.

2. ‘Cả nhà tôi chào đón ông bà nội ở dưới quê lên chơi. Tuy nhiên, bé nhà tôi khép nép chui vào một góc, không chạy lại chỗ ông bà. Liệu bé có quá nhút nhát không?’

Một cuộc gặp gỡ đông người là quá sức đối với bé nhút nhát. Vì thế, hãy bắt đầu giới thiệu ông bà với bé để bé cảm nhận được môi trường an toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Có thể xây dựng sự tự tin cho bé bằng cách để ông bà ngồi cạnh bé và cùng xem phim hoạt hình. Cho bé gặp gỡ ông bà từ từ để bé củng cố lòng tin trước khi bé chơi với ông bà được lâu hơn.

Để tăng mạnh dạn cho con, nên cho bé tham gia thường xuyên các nhóm nhỏ như nhóm họ hàng, bạn bè trong nhà của bé. Chuẩn bị cho bé một bữa tiệc, nói với bé sẽ mời ai và chơi trò gì. Đừng ép bé phải hòa đồng với tất cả mọi người. Nếu có ai muốn gần gũi bé, người đó cần nhẹ nhàng, như kiên trì ngồi xổm để chơi cùng bé.

3. ‘Bé nhà tôi từ chối đi chơi với những bé khác. Bé thường quấn lấy mẹ và chỉ thích có mẹ chơi cùng’

Bé không thích chơi với bạn bè mà chỉ bám lấy mẹ có thể với bé, như thế mới an toàn. Bạn cần bình tĩnh nói: “Mẹ không thể chơi với con bây giờ được. Con chơi với bạn Jack nhé”.

Bạn tránh giận dữ hay thất vọng về bé. Trước khi đưa bé đi chơi, bạn cần giải thích cho bé là bạn không thể chơi cùng con nhưng bạn sẽ tham gia nếu bé sẵn lòng chơi chung với bạn khác. Có thể động viên: “Hai mẹ con mình ra xem bạn Tôm đang làm gì đi”.

Hãy giới thiệu bé với những bé khác và đừng than thở về tính nhút nhát của bé với những bậc phụ huynh bên cạnh.

4. ‘Bé nhà tôi chỉ có bố hoặc mẹ mới cho ăn uống được. Ngoài bố mẹ, ai cho gì bé cũng từ chối. Tôi phải làm sao?’

Có thể nhờ một vài người thân đưa cho bé đồ ăn nhưng phải lặp lại nhiều lần. Nếu bé từ chối, hãy tạm ngừng và nhờ họ thử lại sau đó. Đồng thời, bạn cũng nên ca ngợi những nỗ lực của bé: “Con cầm bánh của cô đi. Con nói cảm ơn cô ạ”.

5. ‘Bé nhà tôi nhát và ít nói. Ngay cả người thân trong nhà hỏi, bé cũng không muốn trả lời. Liệu tôi có nên lo lắng?'

Bé nhà bạn có thể có trục trặc về ngôn ngữ nhưng cần đưa bé đi khám trước khi kết luận.

Để bé biết lắng nghe, bạn cần đặt cho bé những chỉ dẫn đơn giản và rõ ràng. Nên dùng từ ngữ quen thuộc và không nóng vội trả lời thay cho bé. Bất cứ khi nào bé nói, bạn nên lắng nghe và kiên nhẫn, đồng thời cổ vũ bé kịp thời.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo