- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi mẹ nói "không", bố nói "có"
Nhiều vợ chồng có quan điểm đối lập khi nuôi dạy con và điều này không có lợi cho sự phát triển của bé.
Dưới đây là cách giúp bạn tìm được tiếng nói chung với người bạn đời khi nuôi con và điều đó tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của bé.
Dung hòa quan điểm
Bạn phạt con đứng vào góc tường, chồng bạn phản đối. Bạn muốn để mặc con khóc, còn chồng bạn nghĩ cần phải dỗ con ngay lập tức. Nếu bạn thích nguyên tắc “rắn” khi nuôi con, trong khi người bạn đời của bạn khá dễ dãi thì rõ ràng, hai bạn cần thảo luận về điều này.
Scott Haltzman (bác sĩ tâm lý - tác giả cuốn sách Những bí mật vui vẻ của gia đình) đề xuất các phương pháp sau đây để phụ huynh dung hòa cách dạy con:
Tham khảo sách báo: Hãy mua tài liệu, đăng ký một khóa học về nuôi dạy con hoặc nói chuyện với bác sĩ của con bạn khi có bất đồng. Sử dụng sách báo, kiến thức từ lớp học, bác sĩ như một nguồn tham khảo hữu ích. Có thể thảo luận về cách nuôi dạy con từ một nhân vật viết trong sách, sau đó, rút ra bài học để áp dụng cho con của bạn.
Kinh nghiệm từ ông bà: Ông bà nội ngoại là “kho báu” về kiến thức nuôi con. Ông bà giàu kinh nghiệm sống hơn vợ chồng bạn. Vợ chồng những người bạn cũng có thể đưa lời khuyên, nhất là khi họ đã bước qua giai đoạn nuôi con như bạn. Họ sẽ chia sẻ với bạn điều nên và không nên khi nuôi con.
Quay về nguyên tắc cơ bản: Hãy dành thời gian thảo luận về tiến bộ của con bạn khi áp dụng nguyên tắc từ vợ (chồng). Nêu rõ những mục tiêu của bạn trong việc nuôi dạy con và những gì bạn hy vọng bé sẽ đạt được. Sau đó, kiểm tra xem cách nuôi con của hai vợ chồng thành công hay thất bại ở điểm nào.
Luôn cùng một đội
“Các bé lo lắng khi thấy cha mẹ xảy ra xung đột” – chuyên gia Haltzman nói. Bé sẽ thấy tự tin và biết cách kiểm soát tốt nếu thấy cha mẹ giữ được bình tĩnh. Con của bạn sẽ bị ảnh hưởng từ mối quan hệ cha mẹ và tương tác giữa cha mẹ và bé.
Tất nhiên, không phải điều gì xấu nếu bạn muốn tranh luận với chồng trước mặt bé. Hãy cho phép bé hiểu rằng, cha mẹ cũng có mâu thuẫn, nóng giận nhưng mọi việc sẽ sớm được dàn xếp ổn. Cha mẹ có thể đóng kịch trước con cái và các bé cũng vờ như không biết gì nhưng thực sự chuyện này làm bé khó chịu và gây lo lắng nặng nề hơn. Nói cách khác, bất đồng nho nhỏ về chuyện nuôi dạy con cũng là lẽ thường.
Thưởng – phạt theo nguyên tắc chung
Không ai muốn có mâu thuẫn khi dạy con nhưng rõ ràng, những quan điểm trái chiều từ phụ huynh là điều khó tránh trong cuộc sống. Sai lầm của nhiều cha mẹ là áp dụng thưởng – phạt cho con theo ý thích cá nhân. Điều này không ổn chút nào và cha mẹ cần điều chỉnh ngay lập tức. Hãy siết chặt hệ thống thưởng – phạt để bé chấp hành nghiêm túc.
Phương Thảo
- Đối đáp với 4 lời nói dối của bé (13:47:00 02/01/2011)
- 7 gợi ý nuôi dạy con (08:46:00 21/12/2010)
- 5 biểu hiện nhút nhát ở bé (15:40:00 16/12/2010)
- 5 tình huống cần kiên quyết nói 'không' (08:07:00 10/12/2010)
- Dạy bé tự kiểm soát (08:02:00 03/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |