Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khi bé thích đánh (cắn) người khác

14:13:50 30/12/2009

Đánh (cắn, kéo tóc…) cha mẹ hay người thân là một hành vi bình thường trong quá trình phát triển của bé. Khao khát được độc lập khiến bé có cách hành xử ‘bạo lực’ như vậy.

“Ở một số giai đoạn phát triển, cắn (đánh) không phản ánh tính chất hư hỏng ở bé” – Nadine Block (chuyên gia tâm lý trẻ em ở Ohio, Mỹ) cho biết. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn cứ phớt lờ con. Cần để cho bé thấy rằng đó là hành động không thể chấp nhận và bé phải chuyển sang cách khác để bày tỏ cảm xúc của mình.

Cách ứng xử

- Tách bé khỏi nhóm bạn: Nếu bạn thấy con ném quả bóng vào một người bạn chơi, hãy bế bé sang bên cạnh. Hai mẹ con ngồi với nhau và quan sát các bạn khác đang chơi, giải thích rằng bé có thể quay lại chơi nếu không làm đau người nào khác. Tránh tìm kiếm lý do như: “Con cảm thấy thế nào nếu bạn ấy ném bóng vào con?”. Bé chưa đủ lớn để tự đặt mình vào vị trí của người khác và biết thay đổi hành vi dựa trên tư duy đó. Nhưng bé có thể hiểu được hậu quả, bị cách ly khỏi trò chơi là thế nào.

 

- Luôn giữ bình tĩnh: Kêu ca, đánh đòn con không thể giúp bé chấm dứt hành vi xấu hoàn toàn. Quan sát cách mẹ bình tĩnh xử lý tình huống là bước đầu tiên bé học được để kiểm soát hành vi của mình.

- Cho bé giới hạn: Hãy phản ứng nhanh ngay khi bé xuất hiện hành vi xấu, tránh để bé đánh người anh trai đến lần thứ 3, bạn mới nói: “Đủ rồi đấy”. Bé cần phải biết ngay lập tức bé đang làm sai điều gì. Hãy tách bé khỏi tình huống bạo lực trong vòng vài phút, để bé “hạ hoả” và tự biết, đó là hành vi không được phép.

- Luôn nhắc nhở: Trước khi cho bé chơi, bạn cần nhắc con: “Nếu con còn cắn anh Bin, mẹ sẽ không cho con chơi với anh nữa”. Cách này giúp bé nhớ nguyên nhân và hậu quả của hành động.

- Dạy bé giải pháp thay thế: Đợi cho bé thoải mái, bạn hãy thuật lại cho con chuyện vừa xảy ra. Có thể để bé giải thích vì sao bé lại hành động như thế. Cần nói với bé rằng, giận dữ khi không hài lòng là điều bình thường nhưng cắn (đánh) người khác thì không được. Khuyến khích bé dùng cách khác để bày tỏ sự tức giận, như nói ra; chẳng hạn: “Anh đừng giật đồ chơi của em. Em sẽ mách mẹ đấy”… Cũng cần dạy bé rằng, nếu làm ai bị đau thì bé phải xin lỗi và không tái phạm chuyện này nữa.

- Khen thưởng hành vi tốt: Không nên chỉ chăm chăm phạt con, bạn cần khen thưởng khi bé có hành vi tốt; chẳng hạn, bé nhờ mẹ lấy lại đồ chơi thay vì đẩy ngã người bạn kia.

- Giới hạn thời gian xem tivi: Phim hoạt hình dành cho bé có thể chứa đầy cảnh la hét, đánh đấm lẫn nhau. Cần kiểm soát nội dung xem phim hoạt hình và thời gian cho bé. Khi bé xem phim, bạn có thể ngồi cùng và thảo luận những tình huống trên tivi với con.

- Không ngại tìm trợ giúp: Nếu hành vi của bé trở nên bất thường đến mức bạn không thể kiểm soát, cần đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ cùng với phụ huynh quyết định nguyên nhân hành vi và giúp bé vượt qua nó. Nên nhớ, nguyên tắc dạy con là luôn kiên nhẫn và linh hoạt.

Phương Thảo (Theo Babycenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo