Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Biểu hiện bé nhút nhát
08:32:50 09/12/2009
Nhút nhát có thể do bẩm sinh nhưng vẫn có khả năng cải thiện. Vấn đề quan trọng là cha mẹ cần giúp bé thoải mái...
Những dấu hiệu nhút nhát
- Bé bám lấy chân mẹ khi có người lạ xung quanh. Sau vài phút không thấy có căng thẳng, bé nhút nhát ở cấp độ thường bắt đầu di chuyển xung quanh và vui đùa. “Khởi động chậm” là từ mà các chuyên gia dùng để miêu tả hành vi này.
- Ở công viên, bé thích đứng sang một bên trong khi các bé khác vui chơi. Bé hoàn toàn thoải mái và vui vẻ dù chỉ đứng nhìn. Cha mẹ cần động viên, tạo cảm giác an toàn để bé vượt qua giai đoạn “khởi động chậm”.
- Nếu gửi bé ở nhà người thân, bạn luôn phải ở lại đó vài phút, chờ đến khi bé thoải mái và thích nghi được với môi trường xung quanh. Sau đó, bạn có thể nói tạm biệt mà không làm con hoảng sợ hoặc khóc vang lên. Kiều giao tiếp này khiến bé tự tin hơn vì bé được chuẩn bị tâm lý để ứng phó với tình huống tạm xa mẹ. Tuy nhiên, hành trình này luôn được lặp lại với mỗi tình huống mới, khi bạn muốn gửi con ở đâu đó. Bạn không cần lo lắng quá vì khi tạo cho bé cảm giác an toàn thì mọi chuyện sẽ ổn.
- Bé từ chối chuyện trò khi phải ra ngoài. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài và nếu nó càng ngày càng nghiêm trọng, ngoài tầm kiểm soát của bạn thì bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia.
- Bé từ chối “trình diễn” với người lạ, như khi bạn yêu cầu: “Con hát cho các bà nghe một bài nào”… Hành vi này khá phổ biến với các bé trước tuổi đi học. Bé thuộc bài hát đó và thực hành rất tốt ở nhà nhưng lại không thoải mái khi “lên sân khấu” với khán giả lạ. Cách hỗ trợ là bạn càng giảm bớt áp lực cho con thì càng tốt.
- Bé thích chọn cách chơi một mình. Điầu này cũng là bình thường với nhiều bé, cho đến khi bé có ít nhất 1-2 người bạn thân thuộc (khoảng 4 tuổi).
- Thỉnh thoảng, tính nhút nhát đi kèm với nỗi sợ hãi, như sợ động vật, sợ bóng tối.
Dấu hiệu nhút nhát là bình thường và nghiêm trọng
Các biểu hiện đa dạng của nhút nhát phần lớn là bình thường vì không phải bé nào cũng thích tụ tập, nhưng hành vi nhút nhát bình thường không ngăn cản bé khỏi hoạt động ở trường mẫu giáo, tiệc sinh nhật, vui chơi ở công viên…
Với những bé “khởi động chậm” thì cha mẹ không cần lo lắng vì bé sẽ sớm hoà nhập được với môi trường xung quanh, chỉ chậm hơn các bé khác một chút. Tuy nhiên, nếu bé tránh mọi tình huống giao tiếp thì bạn cần chú ý.
Nhút nhát trở nên nghiêm trọng nếu nó ngăn cản bé khỏi việc kết bạn và không thể hoà nhập với bạn bè.
Những dấu hiệu nhút nhát
- Bé bám lấy chân mẹ khi có người lạ xung quanh. Sau vài phút không thấy có căng thẳng, bé nhút nhát ở cấp độ thường bắt đầu di chuyển xung quanh và vui đùa. “Khởi động chậm” là từ mà các chuyên gia dùng để miêu tả hành vi này.
- Ở công viên, bé thích đứng sang một bên trong khi các bé khác vui chơi. Bé hoàn toàn thoải mái và vui vẻ dù chỉ đứng nhìn. Cha mẹ cần động viên, tạo cảm giác an toàn để bé vượt qua giai đoạn “khởi động chậm”.
- Nếu gửi bé ở nhà người thân, bạn luôn phải ở lại đó vài phút, chờ đến khi bé thoải mái và thích nghi được với môi trường xung quanh. Sau đó, bạn có thể nói tạm biệt mà không làm con hoảng sợ hoặc khóc vang lên. Kiều giao tiếp này khiến bé tự tin hơn vì bé được chuẩn bị tâm lý để ứng phó với tình huống tạm xa mẹ. Tuy nhiên, hành trình này luôn được lặp lại với mỗi tình huống mới, khi bạn muốn gửi con ở đâu đó. Bạn không cần lo lắng quá vì khi tạo cho bé cảm giác an toàn thì mọi chuyện sẽ ổn.
- Bé từ chối chuyện trò khi phải ra ngoài. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài và nếu nó càng ngày càng nghiêm trọng, ngoài tầm kiểm soát của bạn thì bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia.
- Bé từ chối “trình diễn” với người lạ, như khi bạn yêu cầu: “Con hát cho các bà nghe một bài nào”… Hành vi này khá phổ biến với các bé trước tuổi đi học. Bé thuộc bài hát đó và thực hành rất tốt ở nhà nhưng lại không thoải mái khi “lên sân khấu” với khán giả lạ. Cách hỗ trợ là bạn càng giảm bớt áp lực cho con thì càng tốt.
- Bé thích chọn cách chơi một mình. Điầu này cũng là bình thường với nhiều bé, cho đến khi bé có ít nhất 1-2 người bạn thân thuộc (khoảng 4 tuổi).
- Thỉnh thoảng, tính nhút nhát đi kèm với nỗi sợ hãi, như sợ động vật, sợ bóng tối.
Dấu hiệu nhút nhát là bình thường và nghiêm trọng
Các biểu hiện đa dạng của nhút nhát phần lớn là bình thường vì không phải bé nào cũng thích tụ tập, nhưng hành vi nhút nhát bình thường không ngăn cản bé khỏi hoạt động ở trường mẫu giáo, tiệc sinh nhật, vui chơi ở công viên…
Với những bé “khởi động chậm” thì cha mẹ không cần lo lắng vì bé sẽ sớm hoà nhập được với môi trường xung quanh, chỉ chậm hơn các bé khác một chút. Tuy nhiên, nếu bé tránh mọi tình huống giao tiếp thì bạn cần chú ý.
Nhút nhát trở nên nghiêm trọng nếu nó ngăn cản bé khỏi việc kết bạn và không thể hoà nhập với bạn bè.
Phương Thảo (Theo Drspock)
Tin liên quan
- Dạy bé hiểu một cuốn sách (08:32:00 07/12/2009)
- Ứng phó với 6 thói xấu ở bé (07:00:00 03/12/2009)
- Trao quyền quyết định cho bé (08:19:00 02/12/2009)
- 3 cách để bé không bị chậm nói (08:00:00 02/12/2009)
- Xử trí khi bé hay đổ lỗi cho người khác (08:48:00 26/11/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Biểu hiện bé nhút nhát
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo