Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
3 cách để bé không bị chậm nói
07:30:50 02/12/2009
Chậm nói được định nghĩa là các bé trong giai đoạn 18-24 tháng tuổi không nói được từ nào hoặc hơn 24 tháng tuổi nhưng nói được ít hơn 50 từ. Khoảng 10% các bé có dấu hiệu chậm nói.
Nhiều lý do khiến bé bị chậm nói; trong số đó, vai trò của cha mẹ cũng là yếu tố quan trọng. 3 gợi ý dưới đây giúp bé học nói tốt:
1. Cho bé một lý do để nói
Thỉnh thoảng, bé không chịu giao tiếp vì không tìm được chủ đề thú vị. Điểm yếu của cha mẹ là quá quan tâm đến những thứ bé cần và phản ứng ngay với nhu cầu của con, trước khi bé kịp nói thành lời. Thói quen này có thể dẫn tới việc bé ngại và không có gì để nói.
Ngay cả khi bạn biết bé 2 tuổi đang khát, bạn cũng không nên nhanh chóng đi rót nước và đưa cho con. Bạn có thể đợi một chút để bé thấy khó chịu và phải đưa ra yêu cầu được uống nước. Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi: “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt: “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
2. ‘Kế hoạch’ mắc lỗi
Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất như phân biệt màu sắc, động vật hoặc vật dụng trong gia đình. Khi bé tô màu, bạn vờ đưa cho con màu đỏ và nói với con đó là màu vàng. Hoặc bạn có thể chỉ tay vào một con hươu cao cổ trong sách nhưng lại gọi tên thành con tê giác; đưa cho bé đôi tất khi bé yêu cầu có mũ đội đầu…
Chiến thuật nhầm lẫn của cha mẹ sẽ giúp bé xây dựng lòng tự tin và cơ hội được sửa lỗi cho cha mẹ. Nó cũng tạo cho bé cơ hội và khao khát được nói.
3. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ
“Chiến lược” khác để bé hay nói là cha mẹ động viên con tham gia vào những hoạt động cùng cha mẹ nhưng bằng cách tình cờ để bé phải nói. Trò chơi với những quả bóng bay là một gợi ý. Cha mẹ thử cầm quả bóng bay trong tay nhưng không thổi nó cho đến khi bé háo hức: “Mẹ thổi bóng” hoặc “bóng bóng”… Điều này dạy cho bé cách dùng ngôn ngữ để bộc lộ mong muốn của bản thân.
Các hoạt động khác lôi cuốn bé là điều khiển đồ chơi, lăn bóng lên – xuống và chơi xếp hình. Với mỗi trò chơi, bé phải cố gắng dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý thích trong lòng. Những trò chơi nhỏ nhưng được duy trì thường xuyên sẽ khuyến khích bé nói và linh hoạt hơn với ngôn ngữ.
Tuy nhiên, nếu thấy con có biểu hiện chậm nói hoặc những triệu chứng đáng lo ngại khác trong quá trình phát triển, bạn cần đưa bé đi khám.
Nhiều lý do khiến bé bị chậm nói; trong số đó, vai trò của cha mẹ cũng là yếu tố quan trọng. 3 gợi ý dưới đây giúp bé học nói tốt:
1. Cho bé một lý do để nói
Thỉnh thoảng, bé không chịu giao tiếp vì không tìm được chủ đề thú vị. Điểm yếu của cha mẹ là quá quan tâm đến những thứ bé cần và phản ứng ngay với nhu cầu của con, trước khi bé kịp nói thành lời. Thói quen này có thể dẫn tới việc bé ngại và không có gì để nói.
Ngay cả khi bạn biết bé 2 tuổi đang khát, bạn cũng không nên nhanh chóng đi rót nước và đưa cho con. Bạn có thể đợi một chút để bé thấy khó chịu và phải đưa ra yêu cầu được uống nước. Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi: “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt: “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
2. ‘Kế hoạch’ mắc lỗi
Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất như phân biệt màu sắc, động vật hoặc vật dụng trong gia đình. Khi bé tô màu, bạn vờ đưa cho con màu đỏ và nói với con đó là màu vàng. Hoặc bạn có thể chỉ tay vào một con hươu cao cổ trong sách nhưng lại gọi tên thành con tê giác; đưa cho bé đôi tất khi bé yêu cầu có mũ đội đầu…
Chiến thuật nhầm lẫn của cha mẹ sẽ giúp bé xây dựng lòng tự tin và cơ hội được sửa lỗi cho cha mẹ. Nó cũng tạo cho bé cơ hội và khao khát được nói.
3. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ
“Chiến lược” khác để bé hay nói là cha mẹ động viên con tham gia vào những hoạt động cùng cha mẹ nhưng bằng cách tình cờ để bé phải nói. Trò chơi với những quả bóng bay là một gợi ý. Cha mẹ thử cầm quả bóng bay trong tay nhưng không thổi nó cho đến khi bé háo hức: “Mẹ thổi bóng” hoặc “bóng bóng”… Điều này dạy cho bé cách dùng ngôn ngữ để bộc lộ mong muốn của bản thân.
Các hoạt động khác lôi cuốn bé là điều khiển đồ chơi, lăn bóng lên – xuống và chơi xếp hình. Với mỗi trò chơi, bé phải cố gắng dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý thích trong lòng. Những trò chơi nhỏ nhưng được duy trì thường xuyên sẽ khuyến khích bé nói và linh hoạt hơn với ngôn ngữ.
Tuy nhiên, nếu thấy con có biểu hiện chậm nói hoặc những triệu chứng đáng lo ngại khác trong quá trình phát triển, bạn cần đưa bé đi khám.
Phương Thảo (Theo Suite101)
Tin liên quan
- Xử trí khi bé hay đổ lỗi cho người khác (08:48:00 26/11/2009)
- Dạy bé 1 tuổi kết bạn (08:41:00 18/11/2009)
- Những cách để bé ngoan hơn (09:30:00 12/11/2009)
- 6 cách hạn chế quát mắng con (09:23:00 10/11/2009)
- Dạy con tiết kiệm tiến (08:49:00 09/11/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
3 cách để bé không bị chậm nói
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo