Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí khi bé thích ném đồ vật

18:05:50 24/05/2009
Giai đoạn 18 tháng đến 3 tuổi, nhiều bé thích thú với trò chơi ném đồ vật. Hoạt động này giúp bé phát triển kỹ năng xoè ngón tay và xử lý đồ vật bằng đôi bàn tay.

Để việc ném đồ ở bé trong tầm kiểm soát, bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau:

- Chỉ cho bé thấy những vật mà bé có thể ném: Bạn nên xây dựng cho bé thói quen ném những gì được phép. Quả bóng nhựa là một sự lựa chọn thú vị, lại gây hấp dẫn, nhất là khi bạn sẵn sàng chơi tung bóng cùng bé.

Nếu bé dùng giày để ném, bạn nên bình tĩnh nhặt giày lại, kèm theo lời nhắc nhở bé: “Giày không phải đồ vật để con ném đâu. Mẹ con mình cùng chơi ném bóng tiếp nhé”.

- Buộc chặt đồ chơi tại chỗ bé ngồi: Khi bé ngồi trên xe riêng, bạn thử buộc vài món đồ chơi mà bé có thể với tay tới (chú ý để những sợi dây đồ chơi không cuốn vào cổ của bé). Bé sẽ nhanh chóng phát hiện ra, việc chạm vào đồ chơi sẽ khiến món đồ này quay vòng vòng. Nếu bé dùng tay ném đồ chơi, món đồ đó sẽ quay về chỗ cũ. Một công đôi việc - điều này vừa khiến bé vui, vừa khiến bạn "rảnh tay".

- Phớt lờ bé: Bé có thể ném cát hoặc những khối hình nhựa vào người bạn, hành vi này có thể xuất hiện khi bé tỏ ý giận dỗi mẹ. Nếu có thể, bạn thử phớt lờ bé trong lần đầu tiên. Nếu bé không nhận được sự chú ý từ mẹ, bé sẽ không thích kiểu hành xử như thế này nữa. Nếu bạn giận dữ, bé có thể phản ứng thái quá hơn.

- Nhắc nhở bé: Nếu bé tiếp tục dùng đồ vật đế ném vào người cha mẹ, bạn nên phản ứng cương quyết với bé. Thử lắc đầu, nghiêm mặt và nhấn mạnh với bé: “Mẹ sẽ bị đau đấy”.

Sau đó, bạn đưa bé ra khỏi khu vực mà bé có thể nhặt đồ và tiếp tục thực hiện hành vi xấu này. Nếu bé giận dữ, bạn có thể nghiêm khắc: “Nói cho mẹ biết vì sao con giận? Con đã hành động sai mà”. Cách tốt nhất là bạn để bé thấy sự không hài lòng của bạn (với hành vi của bé) bằng giọng nói kiên quyết.

- Hướng bé sang chỗ khác: Bạn không nên nhờ bé đi nhặt đồ chơi mà bé vừa ném bỏ. Điều này khiến bé không thể tự kiểm soát việc ngừng ném đồ. Thay vào đó, bạn có thể đưa bé ra khỏi khu vực có nhiều đồ.

- Nếu bé thích ném thức ăn: Bạn chỉ nên cho bé một khẩu phần nhỏ để bé có thể dùng tay bốc thức ăn (hoặc không xuất hiện hành vi ném thức ăn, khi bé đã no). Không nên cho bé ăn nhiều hơn định mức, trừ khi, bé nhà bạn được bác sĩ chỉ định phải thực hiện điều đó. Phần lớn các bé không bắt đầu ném thức ăn, cho đến khi kết thúc bữa ăn và bé đã no bụng. Khi nhận thấy những biểu hiện bé đã ăn no, bạn nên nhanh chóng dọn bàn ăn ra xa bé.

Lưu ý: Trừ khi bé ném đồ vật nguy hiểm tới mức làm vỡ cửa sổ hoặc gây thương tích cho người khác, bạn mới nên phạt bé. Nếu không, bạn có thể để bé sử dụng hành vi ném đồ vật như một hoạt động vui chơi ở lứa tuổi này. Tập trung vào việc cho bé ném thứ gì và ném ở đâu sẽ hợp lý hơn là bạn cấm đoán bé.

 Phương Thảo (Theo Parenthood)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo