- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
6 cách kiểm soát bé "ăn vạ"
'Ăn vạ’ thực sự là áp lực đối với cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng, vì hành vi này được coi là bản chất khó đổi với các bé.
Để kiểm soát tình hình, bạn có thể tham khảo vài chỉ dẫn dưới đây của Parenthood.
1. Nghiêm khắc: Tạm thời quên đi cơn bực tức, bạn thử nhìn thẳng vào mắt bé, cương quyết lắc đầu. Bé sẽ khó có thể đòi mua quà vì không vượt qua được sự cứng rắn của bạn.
2. Không khoan nhượng: Nếu bé tiếp tục la hét (thậm chí là ăn vạ trên sàn nhà), bạn nên tiếp tục đặt lại món hàng vào vị trí cũ, nói với người bán hàng, bạn sẽ quay lại vào thời gian tới. Sau đó, bạn nhanh chân bước ra khỏi quầy hàng, giả vờ như đang để quên bé. Thỉnh thoảng, hành động này của bạn sẽ khiến bé bình tĩnh và vội vàng chạy theo mẹ. Nếu bé “cứng đầu”, bạn thử bỏ đi nhanh hơn xem sao.
Ảnh: GettyImages. |
3. Không 'dọa chơi'
: Nếu bạn nói: “Tôm, nếu con không ngừng la hét, mẹ con mình cũng sẽ không đi công viên nữa” thì bạn nên thực hiện đúng như vậy, cho dù bạn đang bận trò chuyện vui vẻ với những người mẹ khác ở đây. Bạn nên kiên định với ngôn từ của mình để bé phải “sợ”.4. Xin lỗi người xung quanh: Vì bé gây phiền nhiễu khi đang chơi cùng bạn hàng xóm, chẳng hạn. Bạn chỉ cần nói đơn giản: “Xin lỗi bé Tim, bạn Tôm hôm nay không ngoan”. Sau đó, bạn nhanh chóng đưa bé về nhà.
5. Vờ như không biết: Mục đích "ăn vạ" của các bé thường là muốn lôi kéo sự chú ý, gây áp lực và buộc cha mẹ phải đáp ứng sở thích. Nếu bạn cố lờ đi hành vi này ở bé, bé sẽ tìm cách ăn vạ với mức độ nặng hơn. Nếu bạn vẫn tiếp tục phớt lờ, bé sẽ chán và bình tĩnh lại (khi bé đã thôi khóc).
6. Trường hợp đặc biệt: Nếu cơn "ăn vạ" của bé xuất hiện ở những nơi đông người (như đám hiếu, đám hỉ hoặc trong rạp chiếu phim), bạn nên nhanh chóng tách bé khỏi khu vực này. Nhiều bé sẽ nín khóc khi được cha mẹ mua cho đồ ăn hoặc được vui chơi bên ngoài.
Lưu ý: Các bé không phải “người lớn thu nhỏ”; cho nên, việc ăn vạ ở bé chắc chắn sẽ còn xảy ra sau đó. Việc khống chế cơn mè nheo của bé nên linh hoạt. Bạn không nên quá cứng nhắc hoặc trừng trị bé nặng tay; nếu có thể, bạn thử đáp ứng mong muốn của bé trước. Bé sẽ tự nhận thức được rằng, tình yêu của cha mẹ là vô điều kiện nhưng cũng có chừng mực rõ ràng. Điều này sẽ hình thành nên ý thức tự kiểm soát hành vi “ăn vạ” của bé sau này.
Phương Thảo
- Xử trí khi bé thích ném đồ vật (18:35:00 24/05/2009)
- 5 cách giúp bé bỏ tật mút tay (07:54:00 22/05/2009)
- 3 rắc rối ngôn ngữ ở bé hai tuổi (21:04:00 20/05/2009)
- Những bài học cho bé 2-3 tuổi (08:13:00 13/05/2009)
- Khi bé hỏi 'Vì sao bầu trời lại xanh?' (10:48:00 11/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |