- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
5 cách giúp bé bỏ tật mút tay
Mút tay là hành vi khá phổ biến với các bé dưới 2 tuổi. Giai đoạn 2-4 tuổi, nhiều bé vẫn tiếp tục duy trì thói quen này. Có bé còn thích cắn móng tay, nhai thú bông hoặc những đồ vật trong tầm tay của bé.
5 gợi ý sau sẽ giúp bạn “cai” mút tay cho bé, từ Family.
1. Khiến bé chú ý đến đồ vật khác
Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.
Ảnh: GettyImages. |
2. Sự hỗ trợ của bạn bè
Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.
3. Hỏi bé về hành vi mút tay
Không nên trách mắng bé mà thay vào đó, bạn nên gợi ý để bé hiểu, bé đã lớn (lúc bé không cần đóng bỉm, uống sữa trong bình sữa hoặc ngồi trên chiếc ghế riêng) với kết luận “Con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”. Bạn có thể chỉ cho bé thấy những “tấm gương” không mút tay như anh (chị) hoặc bạn bè của bé.
Nếu bé chưa nhận là mình lớn và cần "cai" mút tay, bạn không nhất thiết phải tranh cãi với bé, thay vào đó, bạn chuyển sang phương pháp khác giúp bé "cai nghiện".
4. Chọn thời điểm bé đã sẵn sàng
Nếu bé nói “Mẹ ơi, mút tay là xấu phải không? Con không muốn ‘xấu’” thì bé đang cần sự trợ giúp của bạn. Lúc này, bé đã biết xấu hổ, vì thế, 2 mẹ con nên có những "ám hiệu" riêng; ví dụ, khi bé đưa ngón tay lên miệng một cách vô thức, bạn thử tìm cách ra hiệu bí mật để bé "tỉnh ra".
5. Biện pháp khác
Quấn vào băng dính vào ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé đây là hành vi không được phép. Nếu hành vi mút tay tái diễn nghiêm trọng, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ. Để ngăn ngừa chứng mút tay vô thức, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một loại dung dịch bôi vào ngón tay cho bé.
Với bé lớn hơn (4 tuổi), bạn có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn. Sau đó, bạn giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng của bé, làm răng bé bị đau.
Nếu lên 6 tuổi bé còn thích mút tay, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý.
Phương Thảo
- 3 rắc rối ngôn ngữ ở bé hai tuổi (21:04:00 20/05/2009)
- Những bài học cho bé 2-3 tuổi (08:13:00 13/05/2009)
- Khi bé hỏi 'Vì sao bầu trời lại xanh?' (10:48:00 11/05/2009)
- Xây dựng tính kiên nhẫn cho con (08:11:00 06/05/2009)
- Lý do để thông cảm cho bé nói dối (22:30:00 03/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |