- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Để bé biết chia sẻ đồ chơi
Ở độ tuổi 3-5, bé luôn muốn mình trở thành trung tâm của mọi người xung quanh. Chia sẻ đồ chơi là cách xây dựng cho bé đức tính nhường nhịn và quan tâm đến người khác.
Vài gợi ý từ More4Kids.
- Đưa ra lời đề nghị: Nếu bé có anh (chị), bạn có thể gợi ý cho bé “Con cho anh mượn chiếc ôtô mẹ mới mua này nhé” hoặc hướng dẫn để hai anh em cùng chơi chung. Bạn nên nhấn mạnh đến niềm vui khi bé được chia sẻ, chẳng hạn: “Hai anh em chơi chung sẽ vui hơn con ạ”.
- Giúp bé hòa đồng: Tâm lý chung của bé khi được bạn mua cho đồ chơi mới là giữ khư khư món đồ đó bên mình. Bé suy nghĩ rằng món đồ chơi này là của riêng bé và không ai có quyền “xâm phạm”. Vì vậy, ngay từ lúc đầu, bạn có thể cho bé làm quen với món đồ chơi mới cùng chung với một nhóm bạn.
- Trò chơi hoán đổi đồ chơi: Bạn có thể thỏa thuận với một nhóm phụ huynh khác để tìm cách luân phiên hoán đổi đồ chơi cho các bé. Cách này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa để các bé có cơ hội gần gũi nhau hơn.
- Khen thưởng khi bé biết chia sẻ: Bạn có thể biểu dương khi thấy bé có tinh thần tự giác chia sẻ, ví dụ “Hôm nay, mẹ rất vui vì thấy con cho em mượn siêu nhân. Cuối tuần mẹ sẽ đưa con đi chơi công viên”. Bạn nên nhấn mạnh để bé hiểu rằng, hành động biết sẻ chia như vậy rất đáng được hoan nghênh, nếu bé có nhiều cố gắng, bạn sẽ tiếp tục thưởng thêm cho bé…
- Tôn trọng bé: Thay vì ép buộc bé, bạn nên để cho bé tự nguyện chia sẻ đồ chơi. Nếu đây là hộp bút màu ưa thích, bé không muốn cho anh (chị) dùng chung vì sợ hỏng, bạn nên tôn trọng quyết định của bé.
Bạn có thể hướng dẫn bé cách sắp xếp những đồ chơi yêu thích vào một giỏ riêng, nhóm đồ chơi ít yêu thích hơn vào một giỏ khác và để bé toàn quyền quyết định. Chẳng hạn, bé có thể dùng chung giỏ đồ chơi thứ hai cùng anh (chị) hàng ngày một cách thoải mái. Còn với giỏ đồ chơi thứ nhất, bạn bè hoặc anh chị chỉ được mượn chơi khi bé đồng ý.
Bạn cũng có thể dạy bé biết cách xin phép bạn chơi khi bé muốn mượn đồ chơi. Trường hợp bị từ chối, bé cũng không nên buồn bã hoặc cáu giận, bạn nên giải thích để bé hiểu rằng “Vì bạn không muốn nên con cũng đừng buồn. Con có thể chơi chung một món đồ chơi khác”.
Lưu ý: Để bé học được cách chia sẻ, bạn cần kiên nhẫn dạy bé trong thời gian dài. Nên để bé được thoải mái, tự nguyện bày tỏ tinh thần rộng lượng thay vì ép buộc, quát mắng bé.
Xử trí với những cuộc tranh giành đồ chơi của các bé
Khi phát hiện các bé "nổ ra" cãi vã, bạn không nên can thiệp ngay. Cứ để các bé được tự giải quyết với nhau, trừ trường hợp nghiêm trọng như các bé cào, cấu lẫn nhau, bạn mới nên giúp đỡ. Nếu bé kể tội: “Bạn Bi cướp máy bay của con”, bạn nên trấn an bé: “Cho bạn ấy mượn chơi một chút, con ạ. Hai mẹ con mình cùng chơi bóng nhé”.
Nếu bé kiên quyết giành lại đồ chơi từ tay bạn Bi, bạn nên nghiêm khắc với bé “Mẹ sẽ cất món đồ chơi này đi. Con và bạn Bi sẽ chơi trò khác”. Trường hợp hai bé tiếp tục tranh giành, bạn nên tạm thời cách ly các bé.
Phương Thảo
- Đối phó với bé lì lợm (11:28:00 01/12/2008)
- Khi bé chỉ thích một cuốn sách (11:27:00 29/11/2008)
- Dạy bé lòng nhân ái (11:42:00 28/11/2008)
- Sửa tật nói ngọng cho bé (11:46:00 27/11/2008)
- Bạn học mẫu giáo 'biến thái' (10:27:00 27/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |