- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Đối phó với bé lì lợm
Lì lợm được hiểu là tính cách cứng đầu, khó lay chuyển ở bé. Tính cách này phát triển nhiều nhất trong giai đoạn bé 4-5 tuổi.
Phân biệt lì lợm và bướng bỉnh
Nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa tính lì lợm và bướng bỉnh của bé. Tuy nhiên, các nhà giáo dục Hoa Kỳ khẳng định rằng, cơ sở để phân biệt hai đặc điểm trên là dựa vào đặc điểm cá nhân của bé.
Lì lợm là thuộc tính đặc trưng của cá thể trong khi bướng bỉnh nằm trong những yếu tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ví dụ, trường hợp bé bướng bỉnh, muốn chống đối là khi bé giận dỗi hoặc bị bạn ép buộc làm một việc gì đó. Trong khi bé lì lợm phần lớn là vì “bản chất tự nhiên”.
Nguyên nhân
- Bản chất mỗi bé là khác nhau: Có bé hiếu động, nghịch ngợm trong khi một số bé khác hiền lành, trầm tính hơn.
- Bé luôn bị cha mẹ ép buộc tham gia hoạt động hàng ngày. Bé không thấy hứng thú và trở nên thờ ơ với những yêu cầu từ phía bạn. Đồng thời bé muốn bày tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi im, không phản ứng.
- Có thể bé đang phải đối mặt với hội chứng rối nhiễu tâm lý và luôn phớt lờ lời bạn nói.
- Chấp nhận bé: Nếu mức độ lì lợm của bé ở giới hạn cho phép, bạn có thể kiên trì uốn nắn bé theo hướng tích cực. Bạn có thể tăng cường những hoạt động bé yêu thích như không tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá…
Nếu bạn muốn hướng bé đến một hành vi tốt, nên giải thích kỹ càng lý do cho bé. Chẳng hạn, bé phải rửa tay trước khi ăn nếu không bé sẽ bị đau bụng… Thi thoảng, bạn cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình.
- Bỏ mặc bé: Nếu bạn nhắc đến giờ đi ngủ mà bé vẫn ngồi bất động chơi ôtô và cố tình “không thèm” trả lời bạn, bạn thử mặc kệ bé. Nói với bé rằng cha mẹ sẽ đi ngủ trước, sau đó, bạn vờ tắt đèn, vào phòng, khép cửa lại, bé sẽ có cảm giác như “bị bỏ rơi” nên nhanh chóng chạy theo chân bạn.
- Tuyệt đối không quát mắng, đánh đòn thái quá: Bé lì lợm phần nhiều do bản chất. Vì thế, những hành vi như mắng mỏ, đánh đập sẽ làm bé “chai sạn” hơn. Không những không sợ, bé sẽ càng ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.
- Nếu bé có những biểu hiện lầm lì bất thường, chậm hoặc kém phản ứng với những yêu cầu của cha mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Phương Thảo (Theo Parenting/Yahoo)
- Khi bé chỉ thích một cuốn sách (11:27:00 29/11/2008)
- Dạy bé lòng nhân ái (11:42:00 28/11/2008)
- Sửa tật nói ngọng cho bé (11:46:00 27/11/2008)
- Bạn học mẫu giáo 'biến thái' (10:27:00 27/11/2008)
- Giúp bé làm quen với tiền (11:38:00 26/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |