- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé chỉ thích một cuốn sách
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy bé chỉ yêu cầu cha mẹ đọc đi đọc lại một cuốn sách trước giờ ngủ hàng ngày. Khi bạn muốn đổi sang một cuốn sách khác, bé phản ứng bằng cách khóc lóc, giận dỗi.
Theo Parencenter, sự yêu thích sẽ tăng lên khi bé tìm thấy hình bóng mình trong câu chuyện đó. Chẳng hạn, nếu cuốn sách bạn đọc cho bé viết về một bạn Rùa tuy chậm chạp nhưng giàu lòng thương bố mẹ, có thể bé cũng đang sở hữu tính cách nhút nhát, ít nói và bối rối trong cách thể hiện tình yêu với gia đình.
“Bé đang trong quá trình học hỏi cuộc sống xung quanh, bao gồm cả những câu chuyện, những cuốn sách bé được tiếp xúc hàng ngày. Mọi thông tin bên ngoài đều được kết nối trực tiếp tới não bé. Bé sẽ ghi nhớ và lưu trữ lại những dữ kiện yêu thích hoặc được lặp lại nhiều lần một cách tự nhiên. Nếu bé muốn bạn đọc một cuốn sách mỗi ngày có nghĩa là bé rất quan tâm và hứng thú với những tình tiết trong câu chuyện ấy” – Debbi Wright tiết lộ. |
Ngoài ra, bé thích nghe đi nghe lại một câu chuyện cũng giống như những thói quen khác của bé hàng ngày: Bé luôn ngồi trên một chiếc ghế riêng trên bàn ăn, ăn nhiều một món bé hợp khẩu vị hoặc bé chỉ thích chơi với chó mà không phải là mèo… Thói quen giúp bé có cảm giác thân mật, an toàn và bé không muốn đổi sang những điều mới mẻ.
Nếu bạn muốn hướng sự chú ý của bé sang một cuốn sách mới, nên tìm gợi ý những đặc điểm chung giữa hai cuốn sách để bé hứng thú. Chẳng hạn, bạn có thể nói với bé “Cuốn sách này cũng viết chuyện về bạn Rùa đấy con ạ nhưng giờ, bạn Rùa đã đến tuổi đi học rồi. Con có muốn nghe không?”.
Những lần sau đó, bạn có thể chỉ dẫn bé sang những câu chuyện khác về bạn Sóc, bạn Gấu (là hàng xóm, bạn cùng lớp của bạn Rùa). Bạn nên duy trì thói quen đọc sách hàng ngày cho bé. Điều này không chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, tư duy mà còn giúp bé ngon giấc hơn.
Phương Thảo
- Dạy bé lòng nhân ái (11:42:00 28/11/2008)
- Sửa tật nói ngọng cho bé (11:46:00 27/11/2008)
- Bạn học mẫu giáo 'biến thái' (10:27:00 27/11/2008)
- Giúp bé làm quen với tiền (11:38:00 26/11/2008)
- Dấu hiệu sai lầm khi dạy bé (11:11:00 24/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |