Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Dạy bé lòng nhân ái
11:12:50 28/11/2008
Thông qua những hoàn cảnh thực tế, bạn có thể nuôi dưỡng cho bé tình yêu thương bạn bè, giúp đỡ hàng xóm và những người có hoàn cảnh không may…
Trước hết, bạn nên là tấm gương về tình yêu thương để bé noi theo. Nếu cùng bé vui chơi ở những nơi công cộng, bạn có thể xách đồ cho người già, giúp đỡ người bị ngã… và hướng dẫn để bé vui vẻ làm theo.
Để giúp bé xây dựng lòng nhân ái, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ HealthyKid.
Trò chơi tình huống
Bạn có thể cắt một số bức tranh minh họa về thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (chọn những hình có cảnh các bé bị đói, bị rét) và gợi ý để bé phát biểu cảm tưởng. Bạn nên giải thích cho bé hiểu thêm về những nỗi khổ trong hoàn cảnh ấy.
Nhấn mạnh với bé rằng, ai cũng có những lúc hoạn nạn cần người khác giúp đỡ. Hoạt động này giúp bé biết cảm thông với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.
Những câu chuyện khơi gợi tình yêu thương
Bạn nên chọn mua cho bé những cuốn sách ca ngợi lòng nhân ái để bé học tập. Đọc xong một tình huống, bạn có thể dừng lại và hỏi, nếu trong hoàn cảnh đó bé sẽ xử sự như thế nào. Sau đó, bạn có thể giải thích rõ cho bé hiểu, việc làm nào là đúng, việc làm nào là đáng chê trách.
Chẳng hạn, bạn đọc cho bé nghe câu chuyện về bạn Hươu vui chơi trong rừng thì gặp một bạn Hổ bị thương ở chân. Vì Hổ là kẻ thù của Hươu nên Hưou còn băn khoăn xem có nên cứu giúp Hổ không… rồi gợi ý để bé đưa ra câu trả lời trong tình huống này.
Đồng thời bạn có thể sưu tầm thêm nhiều mẩu chuyện nhỏ nữa về lòng nhân ái để “thử thách” bé. Thông qua đó, bé sẽ tự ý thức được cách ứng xử phù hợp trong rất nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống.
Giúp đỡ người thân
Những công việc như xách đồ hộ ông bà, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà hàng ngày sẽ hình thành cho bé tinh thần sẻ chia, biết quan tâm đến mọi người. Các nhà giáo dục cho rằng, gia đình là môi trường đầu tiên và đóng vai trò quan trọng với quá trình hoàn thiện nhân cách bé.
Quan tâm đến người già
Hướng dẫn bé cùng đọc sách, cùng chăm sóc cây cảnh với ông bà. Xa hơn nữa, bạn có thể dạy bé biết cách nhường ghế cho người già trên xe buýt hoặc dắt tay người già qua đường.
Bạn có thể nhấn mạnh để bé hiểu rằng, vì người già có sức khỏe yếu nên cần được giúp đỡ cho dù đó không phải ông bà hoặc họ hàng của bé.
Nhường nhịn em nhỏ
Nếu bé có em, bạn nên khuyến khích bé cách nhường nhịn và yêu thương em. Ví dụ, bé có thể nhường cho em dùng đồ chơi mới trước hoặc để em ăn phần bánh to hơn…
Hoạt động từ thiện
Bạn cũng nên giúp bé biết cách tiết kiệm tiền vào một chú lợn đất. Mỗi khi có hoạt động từ thiện, bạn có thể cùng bé ủng hộ món tiền đó. Tốt nhất, bạn nên đưa bé tham gia vào hoạt động này trực tiếp (đến tận nơi tổ chức ủng hộ tiền).
Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích bé thu gom đồ chơi cũ, quần áo cũ… và ủng hộ cho một tổ chức từ thiện nào đó. Nếu không, trong những lúc bạn cùng bé đi dạo phố, bạn nên đưa cho bé một chút tiền lẻ để giúp đỡ người ăn xin bên đường.
Lưu ý: Bạn nên quan tâm đến thái độ của bé khi thực hiện các hoạt động giúp đỡ người khác. Bạn không nên ép buộc mà nên khuyến khích bé vui vẻ và tự nguyện.
Trước hết, bạn nên là tấm gương về tình yêu thương để bé noi theo. Nếu cùng bé vui chơi ở những nơi công cộng, bạn có thể xách đồ cho người già, giúp đỡ người bị ngã… và hướng dẫn để bé vui vẻ làm theo.
Để giúp bé xây dựng lòng nhân ái, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ HealthyKid.
Trò chơi tình huống
Bạn có thể cắt một số bức tranh minh họa về thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (chọn những hình có cảnh các bé bị đói, bị rét) và gợi ý để bé phát biểu cảm tưởng. Bạn nên giải thích cho bé hiểu thêm về những nỗi khổ trong hoàn cảnh ấy.
Nhấn mạnh với bé rằng, ai cũng có những lúc hoạn nạn cần người khác giúp đỡ. Hoạt động này giúp bé biết cảm thông với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.
Những câu chuyện khơi gợi tình yêu thương
Bạn nên chọn mua cho bé những cuốn sách ca ngợi lòng nhân ái để bé học tập. Đọc xong một tình huống, bạn có thể dừng lại và hỏi, nếu trong hoàn cảnh đó bé sẽ xử sự như thế nào. Sau đó, bạn có thể giải thích rõ cho bé hiểu, việc làm nào là đúng, việc làm nào là đáng chê trách.
Chẳng hạn, bạn đọc cho bé nghe câu chuyện về bạn Hươu vui chơi trong rừng thì gặp một bạn Hổ bị thương ở chân. Vì Hổ là kẻ thù của Hươu nên Hưou còn băn khoăn xem có nên cứu giúp Hổ không… rồi gợi ý để bé đưa ra câu trả lời trong tình huống này.
Đồng thời bạn có thể sưu tầm thêm nhiều mẩu chuyện nhỏ nữa về lòng nhân ái để “thử thách” bé. Thông qua đó, bé sẽ tự ý thức được cách ứng xử phù hợp trong rất nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống.
Giúp đỡ người thân
Những công việc như xách đồ hộ ông bà, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà hàng ngày sẽ hình thành cho bé tinh thần sẻ chia, biết quan tâm đến mọi người. Các nhà giáo dục cho rằng, gia đình là môi trường đầu tiên và đóng vai trò quan trọng với quá trình hoàn thiện nhân cách bé.
Quan tâm đến người già
Hướng dẫn bé cùng đọc sách, cùng chăm sóc cây cảnh với ông bà. Xa hơn nữa, bạn có thể dạy bé biết cách nhường ghế cho người già trên xe buýt hoặc dắt tay người già qua đường.
Bạn có thể nhấn mạnh để bé hiểu rằng, vì người già có sức khỏe yếu nên cần được giúp đỡ cho dù đó không phải ông bà hoặc họ hàng của bé.
Nhường nhịn em nhỏ
Nếu bé có em, bạn nên khuyến khích bé cách nhường nhịn và yêu thương em. Ví dụ, bé có thể nhường cho em dùng đồ chơi mới trước hoặc để em ăn phần bánh to hơn…
Hoạt động từ thiện
Bạn cũng nên giúp bé biết cách tiết kiệm tiền vào một chú lợn đất. Mỗi khi có hoạt động từ thiện, bạn có thể cùng bé ủng hộ món tiền đó. Tốt nhất, bạn nên đưa bé tham gia vào hoạt động này trực tiếp (đến tận nơi tổ chức ủng hộ tiền).
Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích bé thu gom đồ chơi cũ, quần áo cũ… và ủng hộ cho một tổ chức từ thiện nào đó. Nếu không, trong những lúc bạn cùng bé đi dạo phố, bạn nên đưa cho bé một chút tiền lẻ để giúp đỡ người ăn xin bên đường.
Lưu ý: Bạn nên quan tâm đến thái độ của bé khi thực hiện các hoạt động giúp đỡ người khác. Bạn không nên ép buộc mà nên khuyến khích bé vui vẻ và tự nguyện.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Sửa tật nói ngọng cho bé (11:46:00 27/11/2008)
- Bạn học mẫu giáo 'biến thái' (10:27:00 27/11/2008)
- Giúp bé làm quen với tiền (11:38:00 26/11/2008)
- Dấu hiệu sai lầm khi dạy bé (11:11:00 24/11/2008)
- Khuyến khích bé gọn gàng (13:48:00 22/11/2008)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Dạy bé lòng nhân ái
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo