- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp bé bớt "sợ ma"
Nhiều bậc cha mẹ có thói quen hù dọa 'ma quỷ' để dỗ bé ăn. Làm như vậy, bạn đã khiến bé xuất hiện nỗi ám ảnh mơ hồ với những mối hiểm nguy không có thực này.
Ngoài ma quỷ, bé có thể sợ chó, mèo, tiếng sấm sét... để giúp bé vượt qua những nỗi sợ hãi, bạn có thể tham khảo vài lời khuyên từ Mother & Baby.
Giúp bé đối diện với nỗi sợ
Điều quan trọng bạn có thể giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi là trực tiếp đối mặt với điều đó. Chẳng hạn, nếu bé có tật sợ mèo, sợ sấm sét khi trời mưa, sợ bóng tối… bạn cũng không nên cười chê và nói: “Con thật ngớ ngẩn, có gì mà phải sợ cơ chứ”. Thay vào đó, bạn có thể chỉ cho bé khi trời mưa, ở trong nhà là an toàn nên không có gì đáng lo lắng. Nếu bé sợ mèo, bạn có thể ôm chú mèo nhỏ vào lòng, giúp bé vuốt ve mèo và nhắn nhủ: “Mèo rất ngoan mà. Nếu con yêu nó, nó sẽ không cắn con đâu”.
Ảnh: GettyImages
Tuy nhiên, hầu hết các nỗi sợ hãi ở bé phần lớn là do những lời đe dọa của mọi người xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh có thói quen hù dọa bé khi ăn hoặc khi hư bằng từ ngữ: “Con không ăn sẽ bị ma bắt đó. Ma ở trong gốc cây, chỗ tối tối kia kìa”. Vì vậy, bé sẽ hình thành một phản xạ cảnh giác tự nhiên và bé sẽ hình thành nỗi sợ bóng tối.
Cũng có khi nguyên nhân cơ bản của nỗi sợ hãi ở bé là vì bé đã gặp phải nguy hiểm trước đó. Ví dụ, nếu bé đã từng bị chó, mèo cắn, bé sẽ rất sợ hãi khi nhìn thấy chó mèo. Vì vậy, bạn cần nhận diện lý do cơ bản để giúp bé đối mặt với những nỗi sợ ấy.
Khi nỗi sợ hãi trở thành nỗi ám ảnh
Phần lớn các nỗi sợ hãi của bé đều có xu hướng giảm bớt khi được bố mẹ giải thích và hướng dẫn. Tuy vậy, nếu bé vẫn sợ mèo cắn mà không dám lại gần, sợ bóng tối mà không dám ngủ một mình khi tắt đèn, cho dù bạn có khuyến khích, động viên bé như thế nào. Khi ấy, nỗi sợ hãi từ hai điều trên đã trở thành nỗi ám ảnh với bé.
Hướng dẫn bé vượt qua nỗi ám ảnh: Cũng giống như nỗi sợ hãi, bạn có thể tiếp tục trò chuyện và giải thích thêm với bé về nỗi ám ảnh này. Bạn nên phân biệt để bé hiểu được có loại ám ảnh không có thực và có loại có thực.
Tuy nhiên, nếu bé thực sự tỏ ra sợ hãi, bạn cũng không nên ép bé phải đối đầu với những điều đó. Bạn có thể cùng bé từ từ làm quen và tiếp xúc với những sự vật bé sợ hãi một cách tự nhiên nhất. Chẳng hạn, bạn có thể gợi ý cùng đi dạo với bé vào buổi tối để bé dần dần bớt sợ bóng tối, sợ ma…
Lưu ý: Nhiều nỗi sợ hãi, ám ảnh ở bé sẽ từ từ biến mất khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nỗi ám ảnh này vẫn diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm rối nhiễu tinh thần bé, bạn nên đưa bé đến bác sĩ.
Phương Thảo
- Dạy con qua những điều gần gũi (11:38:00 18/09/2008)
- Để bé hiểu mệnh lệnh qua từ 'Không' (11:34:00 17/09/2008)
- Dạy bé biết chịu trách nhiệm (11:42:00 16/09/2008)
- Phương pháp đặt quy tắc cho bé (14:23:00 15/09/2008)
- Kiểm soát thời gian bé xem tivi (11:34:00 13/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |