- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Phương pháp đặt quy tắc cho bé
Đặt quy tắc là phương pháp giáo dục tính kỷ luật và khuyến khích những hành vi tốt ở bé. Để việc đặt quy tắc cho bé thật sự hiệu quả, bạn có thể tham khảo 1 số gợi ý của Familylife.
Nội dung cơ bản
Bạn phải đảm bảo rằng nội dung quy tắc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Điều này nghĩa là, bạn nên tạo tâm lý thoải mái chứ không nên gây sức ép khi yêu cầu bé thực hiện.
Mọi yêu cầu từ phía bạn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Có tác dụng khuyến khích, chỉ dẫn và để bé dễ dàng làm theo.
Ảnh: GettyImages
Cách đặt quy tắc
Bắt đầu bằng những quy tắc dễ nhớ, đơn giản: Như bé phải rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ… Sau đó, bạn tăng dần mức độ lên theo quá trình phát triển của bé.
Đảm bảo các quy tắc thống nhất: Chẳng hạn, nếu bạn đã yêu cầu bé rửa tay theo các bước cơ bản: làm ướt – dùng xà phòng – rửa sạch – lau khô thì không nên phá vỡ trình tự ấy vì bất kỳ lý do nào. Nhiều bà mẹ có thói quen xuề xòa khi vội vã: “Thôi, con rửa nhanh lên, còn ăn cơm. Không cần dùng xà phòng đâu”. Kết quả là bé sẽ không biết thế nào mới là quy tắc đúng.
Quy tắc phải rõ ràng: Nếu bạn muốn cho bé xem tivi thêm, nên nói: “5 phút nữa thôi con nhé” thay vì “Con xem một lúc nữa đi”.
Lắng nghe sự phản hồi: Bất kỳ quy tắc nào bạn áp dụng cho bé, cũng nên trao đổi trước với bé. Thậm chí bạn có thể thỏa thuận để bé thấy rằng mình không bị ép buộc.
Lưu ý với trường hợp bé ‘cứng đầu’: Bé bướng bỉnh và luôn tìm cách làm ngược lại những gì bạn yêu cầu. Ví dụ, khi bạn đề nghị bé thu dọn đồ chơi, bé nhanh chân chạy sang chỗ khác. Nếu bạn tiếp tục nghiêm khắc, bé sẽ dỗi, thậm chí nổi giận và khóc. Lúc này, bạn cứ để kệ bé khóc. Bạn có thể bỏ gọn đồ chơi vào góc nhà. Sau đó, chờ khi bé bình tĩnh hơn, bạn nên đề nghi bé hoàn thành nốt việc dọn đồ chơi.
Không phải lúc nào bé cũng muốn chống đối. Nếu bé mệt mỏi hoặc nóng giận, bạn có thể trao đổi để bé tiếp tục làm việc sau đó. Hãy để cho bé biết rằng bạn sẽ không khoan nhượng với bé vì bất kỳ lý do nào.
Không nên thiết lập quy tắc bằng đòn roi
Thực chất ý nghĩa của việc đặt ra các quy tắc là để kiểm soát và hướng dẫn bé cách cư xử tốt. Nếu bạn dùng dòn roi để dạy dỗ bé, sự căng thẳng thường xuyên dễ gây các rối loạn tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ bé.
Không bé nào thích mình bị ăn đòn từ bố mẹ. Hơn nữa, phương pháp này sẽ để lại hậu quả khôn lường khi bạn nóng giận. Có thể, bạn sẽ để lại những vết thương nghiêm trọng trên cơ thể bé.
Vì vậy, tốt nhất bạn không nên dự phòng một công cụ nào trong nhà với mục đích trừng phạt bé. Thay vào đó, bạn hãy trao đổi thật nghiêm khắc với bé.
Nếu bé vẫn tiếp tục mắc lỗi, bạn hãy kiên trì hơn. Bạn có thể tìm ra những cách khác để trừng phạt bé mà không cần dùng đến đòn roi. Chẳng hạn, nghiêm cấm bé xem chương trình hoạt hình yêu thích hay hoãn chuyến đi chơi công viên vào cuối tuần này.
Phương Thảo
- Kiểm soát thời gian bé xem tivi (11:34:00 13/09/2008)
- Bé trai tuổi mẫu giáo 'làm trò bậy bạ' (14:07:00 12/09/2008)
- 'Giải mã' bé hay nói (11:11:00 12/09/2008)
- Dạy bé về sự cảm thông (16:28:00 11/09/2008)
- 4 cách dạy bé yêu thích sách (11:21:00 10/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |