- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
"Giải mã" bé hay nói
Khoảng 3 tuổi, bé bắt đầu thích tò mò bằng cách liên tục đặt câu hỏi và đề nghị bạn trả lời. Tuy nhiên, nhiều khi bạn lại thấy khó chịu thậm chí mệt mỏi vì những thắc mắc 'luôn miệng' của bé.
Các chuyên gia của Growingkids cho rằng, sở dĩ bé hay nói là do bé đang trong quá trình hòa nhập vào cuộc sống và muốn khám phá thế giới xung quanh mình. Do đó, bé chỉ muốn bạn giải thích những điều bé không thể tự mình hiểu hết mà thôi.
Sự phát triển ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tư duy của bé. Vì vậy, dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên dành thời để giúp bé rèn luyện kỹ năng này. Bởi vì, những câu trả lời của bạn giúp bé biết cách nhận thức và phân tích, liên kết các sự vật, hiện tượng.
Ngôn ngữ ở bé về cơ bản là sự định nghĩa các khái niệm. Qua đó, bé có thể phân biệt được một cách cơ bản thế nào là tàu thủy, tàu bay hay tàu hỏa.
Chẳng hạn, bạn có thể nên vắn tắn để bé hiểu rằng: “Tàu thủy ở dưới nước, tày bay (máy bay) ở trên trời, tàu hỏa chạy trên đường ray”. Tiếp theo, bạn hãy để bé tự mình so sánh sự giống và khác nhau giữa các sự vật khác tương tự.
Hơn nữa, bé hay nói thường có vốn từ vựng phong phú hơn các bé khác. Không những thế, bé còn khá nhanh khi nắm bắt thông tin và biết cách tự mình tư duy, sáng tạo.
Ví dụ, khi bạn đọc cho bé nghe một câu chuyện, ngay lập tức bé sẽ tưởng tượng ra các tình tiết mới không giống những gì trong sách đã nêu. Điều này giúp bé tư duy tốt. Những câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”, “bằng cách nào”… trở nên thông dụng với bé hay nói.
Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bỗng dưng một ngày bé tỏ ra ít nói hơn bình thường. Có thể bé chưa tìm ra câu hỏi nào thú vị, mới mẻ để trao đổi với bạn. Cũng có thế lúc này, bé đang cần yên tĩnh để tự mình tìm ra đáp án trước khi nhờ đến bạn.
Phương Thảo
- Dạy bé về sự cảm thông (16:28:00 11/09/2008)
- 4 cách dạy bé yêu thích sách (11:21:00 10/09/2008)
- Những câu nói khó chịu của bé (11:37:00 09/09/2008)
- Giúp bé đối mặt với thất bại (00:01:00 09/09/2008)
- Xây dựng ở bé những tố chất tốt (00:24:00 07/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |