- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
4 cách dạy bé yêu thích sách
Làm quen với sách ngay từ nhỏ sẽ giúp bé yêu thích khám phá, phát triển tư duy và tăng cường trí nhớ.
Vài gợi ý từ các chuyên gia Wondertime để bạn dạy bé yêu thích sách.
Hình ảnh sinh động
Trước hết bạn nên lựa chọn những loại truyện tranh hay những loại sách dành cho thiếu nhi có nhiều hình ảnh minh họa bắt mắt.
3 -5 tuổi là giai đoạn bé phát triển các giác quan. Do đó, màu sắc có sức hấp dẫn lớn với bé. Nhờ các hình ảnh đẹp, bé sẽ hứng thú và có thói quen nghe bạn đọc sách mối tối trước khi đi ngủ.
Khuyến khích bé tư duy
Hướng dẫn bé nhận định, đánh giá hay đưa ý kiến cá nhân khi cùng bạn xem sách là phương pháp phát triển tư duy, trí tuệ hiệu quả. 3 tuổi, bé có thể nhận biết được mẫu nhân vật tốt – xấu, kiểu hành vi ngoan – hư thông qua các nhân vật trong sách.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên đặt những câu hỏi tình huống buộc bé phải tư duy. Chẳng hạn, “Đố con biết trời mưa, siêu nhân có thể chạy dễ dàng trên nóc nhà cao tầng không?” và để bé tự phân tích tìm câu trả lời. Bạn cũng có thể vận dụng những kiến thức khoa học đơn giản để lý giải cho bé về những vấn đề phát sinh qua câu chuyện.
Thông thường, bé sẽ chán khi nghe một câu chuyện đến lần thứ 3, thứ 4. Nếu bỗng dưng bé muốn bạn đọc một câu chuyện nào đó liên tục nhiều lần, chắc chắn bé đang rất quan tâm đến những tình tiết hoặc câu chuyện của nhân vật. Những lúc như vậy, bạn có thể tham khảo bổ sung những vấn đề liên quan trong các quyến sách khác để khiến bé thích thú và dễ ghi nhớ.
Hướng dẫn bé tự sáng tác truyện
Bạn có thể chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ và bút màu để bé có thể tóm tắt hay vẽ tranh minh họa cho các nhân vật, tình tiết bé yêu thích.
Ngoài ra, bạn nên gợi ý bé viết nhật ký bằng tranh, về các thành viên trong gia đình. Ví dụ, bạn có thể đưa cho bé vài bức ảnh và hướng dẫn: “Đây là ảnh bố, đây là ảnh mẹ, còn đây là ảnh con. Con vẽ lại cảnh cả nhà mình đang ăn cơm mẹ xem có đẹp không nào”
Nếu bé hứng thú, bạn cũng có thể gợi ý để bé vẽ lại khuôn mặt ông bà nôi ngoại hay những người thân khác trong gia đình. Hoặc bạn nên mở rộng các câu chuyện bé tự sáng tác sang thế giới động vật, hoa cỏ mà bé quan tâm.
Điều chỉnh mức độ hợp lý
Bạn không nhất thiết phải cố định thời gian đọc sách cho bé là khoảng 15-20 phút trước giờ ngủ mỗi ngày. Về cơ bản, càng lớn hơn, nhu cầu về sách của bé càng phát triển. Do đó, tùy vào nhu cầu hay niềm hứng thú riêng của bé với sách, bạn có thể linh động để bé tiếp xúc với sách bất cứ lúc nào có thể.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý lựa thể loại sách khi bé đã lớn hơn. Bởi vì, 5-6 tuổi, trí não và khả năng tư duy của bé đã tương đối tốt. Lúc này, bạn có thể đọc cho bé nghe những loại sách có chứa kiến thức về khoa học và cuộc sống thay vì những câu chuyện siêu nhân, công chúa…
Phương Thảo
- Những câu nói khó chịu của bé (11:37:00 09/09/2008)
- Giúp bé đối mặt với thất bại (00:01:00 09/09/2008)
- Xây dựng ở bé những tố chất tốt (00:24:00 07/09/2008)
- Quy tắc trở thành cha mẹ tốt (13:47:00 05/09/2008)
- Những rắc rối trong quá trình phát triển (11:52:00 04/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |