- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Những rắc rối trong quá trình phát triển
Từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ phong phú của bé. Tuy nhiên, đây là thời kỳ, bé dễ gặp phải một số rắc rối khi hòa nhập vào cuộc sống xung quanh như rối loạn về nhận thức, cảm xúc, hành vi và ngôn ngữ.
Bạn có thể tham khảo một số vấn đề chính mà các chuyên gia Webmd cung cấp:
Rối loạn ngôn ngữ
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp của bé. Quá trình giao tiếp của bé bao gồm sự biểu đạt ngôn từ (sử dụng từ, đặt các loại câu) và sự tiếp nhận thông tin (hiểu được lời người khác nói và biết cách phản hồi đúng).
Các vấn đề thường gặp ở bé
Bé ít nói, thụ động hoặc tỏ ra khó khăn khi diễn đạt một vấn đề nào đó. Bé tỏ ra yếu trong quá trình phản hồi thông tin. Bé thường chậm chạp hoặc không trả lời rõ ý những câu hỏi của bạn.
Với bé 3 tuổi: Bé khó có thể nói hết một câu ngắn đầy đủ nghĩa
Với bé 4 tuổi: Bé không biết cách hoàn thành một câu hoàn chỉnh gồm 3 từ trở lên. Bé cũng thường xuyên lẫn lộn khi sử dụng các đại từ nhân xưng.
Với bé 5 tuổi: Bé không phân biệt được các trạng từ đơn giản như bên trên, bên dưới, phía trước, phía sau…
Bé không nhớ được đầy đủ họ tên mình. Bé cũng ít tỏ ra hứng thú hoặc thích kể chuyện ở lớp mẫu giáo với bạn. Thậm chí, bạn hỏi gì bé mới trả lời.
Hướng dẫn dành cho bạn
Bạn nên thường xuyên cho bé tham gia chơi cùng các bạn khác. Bạn có thể tổ chức để các bé cùng hát, múa, cười đùa… Ở độ tuổi này, bạn nên cho bé đến trường mẫu giáo để bé có cơ hội hòa nhập với bạn bè.
Hình thành cho bé thói quen nghe một câu chuyện mỗi ngày và giúp bé đưa ra ý kiến khi kết thúc câu chuyện đó.
Thường xuyên trò chuyện và khuyến khích bé cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày.
Ảnh: JupiterImages
Rối loạn các kỹ năng vận động
Bé không mấy hứng thú thậm chí tỏ ra thờ ơ với các trò vận động như chơi với bóng, chơi ôtô, xe máy hoặc tô vẽ màu...
Các vấn đề thường gặp ở bé
Bé khó khăn khi vẽ, chọn màu hay sắp xếp bố cục một bức tranh đơn giản. Bé lúng túng khi vận dụng các kỹ năng đá, bắt, ném khi chơi bóng.
Với bé 3 tuổi: Bé không thể tự mình lên xuống cầu thang nếu không có sự hỗ trợ của bạn.
Với bé 4 tuổi: Bé không biết cách ném một quả bóng nhựa, không biết đi xe đạp 3 bánh.
Với bé 5 tuổi: Bé không biết cách mặc chính xác những bộ quần áo đơn giản, khó khăn khi tự bé đánh răng hay rửa tay.
Hướng dẫn dành cho bạn
Bạn hãy thường xuyên khuyến khích và hướng dẫn để bé có thể hình thành và phát triển các kỹ năng vận động một cách tốt nhất.
Rối loạn cảm xúc
Quá trình phát triển cảm xúc của bé luôn song hành cùng quá trình phát triển thể chất. Cảm xúc là sự phản ứng của bé trước những yêu cầu hoặc mong đợi của cha mẹ.
Các vấn đề thường gặp
Với bé 3 tuổi: Bé ngại hoặc tỏ ra không quan tâm khi bạn muốn bé chơi cùng các bé khác. Bé ít chia sẻ cảm xúc với cha mẹ.
Với bé 4 – 5 tuổi: Bé tỏ ra sợ hãi và khóc không ngừng nếu không thấy sự có mặt của cha mẹ bên cạnh. Bé cũng không chịu trò chuyện với người nào khác ngoài người thân trong nhà bé.
Hướng dẫn dành cho bạn
Bạn hãy gợi ý để bé biết cách biểu lộ sự vui vẻ, lo lắng hay tức giận. Nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu bất thường, hãy nhờ đến một chuyên gia về vấn đề này.
Rối loạn nhận thức
Bé không nhận biết và có ý thức chính xác với các hoạt động xung quanh mình.
Các vấn đề thường gặp
Với bé 3 tuổi: Bé khó khăn khi bạn yêu cầu tô lại một hình tròn. Bé không hiểu ý nghĩa của các chỉ dẫn đơn giản.
Với bé 4 – 5 tuổi: Bé không thể tập trung cho một hoạt động nào quá 5 phút. Không hào hứng với các trò chơi như các bạn cùng độ tuổi khác
Hướng dẫn dành cho bạn
Nếu bạn nhận thấy bé chậm phát triển trí tuệ và nhận thức, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho bé.
Phương Thảo
- Bé nói 'ghét' bạn (00:05:00 04/09/2008)
- Phía sau lời nói dối của bé (11:44:00 01/09/2008)
- Hướng 'siêu nhân' làm việc tốt (19:20:00 31/08/2008)
- Dạy bé qua ý niệm về thời gian (14:21:00 30/08/2008)
- Xử trí bé hay 'mè nheo' (11:45:00 29/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |