- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Quy tắc trở thành cha mẹ tốt
Tôn trọng bé, tránh dùng đòn roi, thiết lập những quy tắc, làm gương cho bé… là những gợi ý mà Wemd cung cấp để bạn có thể làm những bậc phụ huynh tốt.
Thể hiện tình yêu có chừng mực
Nếu bạn quá yêu và thường xuyên nuông chiều, thỏa mãn mọi mong muốn sẽ khiến bé sinh hư. Thay vào đó, bạn nên duy trì tình cảm và bày tỏ thái độ với bé một cách công bằng nhất. Chẳng hạn, bạn cần tỏ ra nghiêm khắc khi bé mắc lỗi và vui vẻ nếu bé có hành vi tốt.
Ảnh: GettyImages
Thiết lập những quy tắc
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng bé còn nhỏ, chưa hiểu biết nên sẵn sàng bỏ qua cho những lỗi sai của bé. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn không hướng bé sống có quy tắc, trật tự ngay từ bây giờ, bé sẽ dần trở nên hư hỏng và không biết nghe lời.
Vì vậy, cho dù lúc bé ăn hay khi bé chơi, bạn có thể thiết lập một số quy tắc lịch sự dành riêng cho bé. Nếu bé vi phạm, bạn hãy nhanh chóng can thiệp và nhắc nhở để lần sau bé không tái phạm nữa.
Để bé thoải mái
Điều này có nghĩa là khi bạn đặt ra những quy tắc thì bạn nên dựa trên sự phát triển tự nhiên của bé. Bạn nên tìm cách để bé tự giác và cảm thấy thoải mái nhất trước những yêu cầu của bạn. Ví dụ, bé rất ngại rửa tay trước mỗi bữa ăn. Những lúc như thế, bạn hãy làm gương và khuyến khích bằng cách cùng bé rửa tay. Bạn cũng có thể cùng bé hát một bài trong lúc rửa tay. Bé sẽ tự nhận ra rằng đây là một công việc thú vị và cần thiết. Nhất là bé không cảm thấy gò bó hoặc bực bội vì bị bạn ép buộc.
Tránh dùng đòn roi với bé
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng nên trừng phạt bé bằng đòn roi. Nhiều cha mẹ có thói quen phát vào mông bé vì nghĩ rằng như thế sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu phải hứng chịu nhiều trận đòn của cha mẹ dù dưới bất kỳ hình thức nào, bé cũng dễ dàng bị tác động xấu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những bé thường xuyên bị cha mẹ ngược đãi có nguy cơ trở thành “đầu gấu” và rất thích đấm đá hoặc bắt nạt các bạn khác. Nếu không bé sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn và trở nên cô lập, xa lánh mọi người.
Tôn trọng bé
Một trong những phương pháp giáo dục bé có hiệu quả là bạn nên tỏ ra tôn trọng bé. Khi giao tiếp với bé, bạn nên sử dụng những từ ngữ lịch sự, văn minh, tuyệt đối không chửi mắng hay thô lỗ với bé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chăm chú lắng nghe khi bé nêu ra ý kiến nào đó.
Như vậy, bé sẽ có cảm giác được tôn trọng và thích thú khi được trò chuyện cùng bạn.
Làm gương cho bé
Bé dễ dàng bắt chước và hành động giống y như cha mẹ, anh chị, bạn bè của bé mỗi ngày. Vì vậy, bạn không thể dạy bé những điều tốt nếu như bản thân bạn không gương mẫu.
Để bé lễ phép với người lớn tuổi, bạn nên nhanh chóng chào hỏi trước và hướng dẫn bé làm theo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ lời khi đã hứa với bé một việc gì. Trường hợp không thực hiện được, bạn nên giải thích lý do và nói lời “xin lỗi” bé.
Phương Thảo
- Những rắc rối trong quá trình phát triển (11:52:00 04/09/2008)
- Bé nói 'ghét' bạn (00:05:00 04/09/2008)
- Phía sau lời nói dối của bé (11:44:00 01/09/2008)
- Hướng 'siêu nhân' làm việc tốt (19:20:00 31/08/2008)
- Dạy bé qua ý niệm về thời gian (14:21:00 30/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |