Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

8 thói quen làm bé lười ăn

16:22:30 23/12/2008

Những thói quen này xuất phát từ sự chăm sóc 'lơ là' và không đúng cách của các phụ huynh.

1. Không chú ý giai đoạn ăn dặm

Cho bé ăn dặm không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé đang tăng lên, mà còn là một cách “tập luyện” giúp phát triển vị giác và khả năng nhai.

Nếu “vô tâm” trong giai đoạn này sẽ làm cho chức năng nhai phát triển chậm chạp. Sau này, bé chỉ thích tiếp nhận những thực phẩm “lỏng”, từ chối những thức ăn cần nhai như rau xanh, hoa quả, thịt băm nhỏ....

Lời khuyên của chuyên gia: Ngoài 4 tháng tuổi, bạn cần dần dần từng bước cho bé ăn thêm thức ăn ngoài, nguyên tắc là từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ mềm đến cứng, từ nhỏ đến to và từ một loại đến nhiều loại. 6-8 tháng tuổi là lúc quan trọng để bé học cách nhai và khả năng nhai nuốt thức ăn.

 



2. Cho bé ăn vặt tuỳ ý

Những loại kẹo ngọt và chocolate thường rất hấp dẫn bé. Nếu cho bé ăn tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng “lửng dạ”, không hào hứng với các bữa chính.

Lời khuyên của chuyên gia:

- Hạn chế cho bé ăn vặt tối đa vì nó ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác thèm ăn của bé.

- Chọn những đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cao và thích hợp với từng độ tuổi của bé như hoa quả, sữa chua...

- Cũng “lập thời gian biểu” cho bữa phụ giống như bữa chính. Lưu ý trước khi ăn cơm và trước khi ngủ không nên cho bé ăn vặt.

- Đối với những bé không thích ăn cơm thì càng phải kiểm soát các bữa ăn phụ. Nên cất giữ các đồ ăn vặt ở nơi bé không chú ý đến.

3. Ăn tốt nhưng ít vận động

Qua tham khảo, bạn biết chế độ dinh dưỡng cho bé rất hợp lý, các món rất ngon miệng nhưng không hiểu sao bé ngày càng lười ăn. Phải chăng bạn đã quên mất một điều là khuyến khích bé vận động...

Lời khuyên của chuyên gia: Bạn nên thường xuyên cho bé ra ngoài hoạt động, chạy nhảy, không nên để bé cả ngày ở trong nhà “ôm” lấy cái tivi hay chơi điện tử.

4. Giờ ăn 'tùy hứng'

Một số người mẹ cho rằng nếu bé không muốn ăn thì mặc kệ bé, đợi bé đói rồi tức khắc sẽ đòi ăn nhưng càng chờ càng sốt ruột. Thực tế, nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ra rối loạn khả năng hấp thụ của bé.

Một số bà mẹ lại quá bận rộn, bản thân không ăn uống đúng giờ nên bé cũng đương nhiên theo luôn nếp đó.

Lời khuyên của chuyên gia: Bạn là tấm gương để con soi vào nên hãy gắng ăn ngày 3 bữa, vào cùng một giờ nhất định. Trước bữa ăn khoảng 5-10 phút nên nhắc nhở bé chuẩn bị đến giờ ăn.

Nếu bé khoảng 5-6 tuổi thì có thể để cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn như nhặt rau, sắp bát đũa. Như vậy bé sẽ có một quá trình chuẩn bị tâm lý, dịch vị được tiết ra, ăn sẽ "vào" hơn.

Vào bữa, các thành viên trong gia đình nên tạo không khí ăn cơm đầm ấm vui vẻ. Nếu bé nhất thời không muốn ăn, bạn cần nhắc nhở bé: “Nếu bây giờ không ăn thì phải chờ đến bữa tối mới được ăn đấy” hoặc “Con không ăn thì sẽ bị mọi người ăn hết phần đó”.

5. Dung túng thói quen ăn uống không tốt

Trong mắt của bé, mọi hoạt động đều là “trò chơi”, ăn cơm cũng không ngoại lệ. Một số bé có thói quen vừa ăn vừa chơi, có bé còn thích vừa ăn vừa xem tivi, nếu không cho xem thì không ăn. Những thói quen không tốt này đều làm cho bé phân tán sự tập trung khi ăn, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống.

Lời khuyên của chuyên gia: Vào giờ ăn, bạn nên thu hết tất cả mọi đồ chơi của bé, tắt tivi để cho bé tập trung vào bữa ăn. Khi bé ngoan ngoãn ăn cơm và ăn ngon miệng thì nên kịp thời cổ vũ bé.

Trong thời gian ăn cơm, nếu bé có ngó ngoáy hay chạy vòng quanh rồi quay lại bàn ăn ngay thì bạn cũng không nên ngăn cấm. Tuyệt đối không chạy theo sau để cố đút cơm cho bé.

6. Chỉ ăn món 'khoái khẩu'

Mỗi người mẹ đều có món khoái khẩu và những món "nghĩ đã sợ" và rất có thể bé cũng đang học bạn điều đó.

Lời khuyên của chuyên gia: Bạn không nên tỏ thái độ thích ăn món này ghét ăn món kia trước mặt bé. Bạn nên cho bé thấy mỗi loại thực phẩm đều có hương vị rất ngon và đều rất có lợi cho cơ thể.

7. Cho bé ăn riêng

Một số bà mẹ muốn bé ăn được nhiều nên có thói quen cố ý cho bé ăn trước hoặc sau bữa ăn với gia đình. Nhưng các bé ăn cơm cũng cần có một không khí đầm ấm. Nếu ăn cùng với cả gia đình thì bé sẽ ăn ngon hơn, nhiều hơn so với khi ăn một mình.

Lời khuyên của chuyên gia: Hãy sắp xếp cho bé một chỗ ngồi cố định trên bàn ăn, động viên bé cùng ăn cơm với cả gia đình. Nếu bé chưa thể tự xúc thì bạn có thể vừa ăn vừa xúc cho bé. Sau khi bé nắm vững được “kỹ năng” ăn uống thì bạn nên để cho bé tự lập và tự giác có thói quen ăn uống.

8. Không chú ý tạo dựng không khí ăn uống

Bữa cơm nên kết thúc ở trong không khí vui vẻ nhưng rất nhiều người mẹ không chú ý đến vấn đề này.  

Lời khuyên của chuyên gia: Ép buộc bé ăn cơm không phải là giải pháp tốt nhất. Nếu bé thực sự không muốn ăn thì cũng không nên quá ép.

Đợi 30 phút sau hãy thử cho bé ăn lại. Đói là sự “bắt ép” tốt nhất với bé. Nếu sau khi bỏ 1 bữa mà bé vẫn chưa có cảm giác đói thì nhất định là đường tiêu hoá của bé có vấn đề. Lúc này bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám, không nên tuỳ tiện cho bé bổ sung vitamin hay thực phẩm dinh dưỡng.

Một số thói quen chăm sóc bé tốt ở các nước

- Phụ huynh Mỹ cho rằng, kiên trì ăn cơm cùng với con bé không những có thể tăng thêm hứng thú ăn uống giữa con bé và bố mẹ mà còn có cơ hội giới thiệu cho bé biết những món ăn mới mà bé chưa hề được thưởng thức trước đó.

Đối với những bé “chê” thức ăn, các bậc cha mẹ Mỹ cũng có biện pháp riêng của họ: Không làm thức ăn riêng cho những bé “chọn” món ăn. Nếu bé không ăn bữa cơm này thì trước bữa cơm tiếp theo kiên quyết không cho bé ăn bất cứ một thứ gì. Bố mẹ cũng không bao giờ bày tỏ những món ăn mà mình không thích trước mặt bé.

- Các bậc phụ huynh ở Anh cho rằng thói quen ăn uống của bố mẹ trên bàn ăn sẽ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé nên họ luôn chú ý duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để bé noi theo.

- Các bậc phụ huynh ở Nhật rất chú trọng đến việc cả nhà cùng ngồi ăn cơm với nhau. Họ cho rằng, tâm tạng vui vẻ trên bàn ăn có thể truyền đạt tình yêu của bố mẹ cho con cái. Bé vì thế sẽ có cảm giác mãn nguyện, tin tưởng vào bố mẹ, làm cho bé hào hứng với bữa ăn, giúp bé phát triển mạnh khoẻ.

Theo Dân Trí

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo