- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Gian nan chuyện giảm cân cho bé
Tròn trĩnh, ục ịch, chỉ thích ngồi hoặc nằm xem tivi và thỉnh thoảng lại kêu lên 'Mẹ ơi! Con đói!'... là hình ảnh thường gặp trong nhiều gia đình hiện nay.
Bé thừa cân, béo phì đang là vấn nạn mà cả nhà trường, phụ huynh, bác sĩ... phải đương đầu.
Điểm danh 'quân tiếp viện'
Trước khi có chỉ định giảm cân, mẹ con bé Thỏ thương nhau lắm. Từ khi mẹ ban lệnh "hãi hùng" không được ăn món này, không được ăn món kia thì Thỏ "thích" ba hơn.
Ba Thỏ nhân dịp này "ra tay" lo cho con. Thôi thì... những món ăn giảm cân mẹ thích thì dùng, hai cha con tự... lo.
Mẹ giận ba ra mặt thì ba nói: "Anh cũng lo, nhưng em "nhẹ tay" với con chút chứ, đang ăn uống thoải mái giờ giảm đột ngột, đói quá, con không ngủ được".
Chị Yến - một chuyên gia dinh dưỡng tâm sự: "Khi con tôi có dấu hiệu thừa cân, tôi đã lên kế hoạch ăn uống cho con rất kỹ. Tôi cân đối từng chút, tính tính, toán toán nhưng gặp phản ứng dữ dội của con. Nó chạy đi tìm cha than: "Con đói mà mẹ không cho ăn".
Thấy cha không ủng hộ, nó âm thầm gọi điện thoại cho bà nội. Sau một tuần ăn uống theo chế độ mà con vẫn tăng cân đều đều, tôi hiểu ngay có điều gì "mờ ám". Ngay ngày hôm sau, tôi xin phép cơ quan về sớm, đứng "đón lõng" cách trường 20m, để tìm cho ra "quân tiếp viện". Từ xa, tôi thấy bà nội cháu tay xách túi to, túi nhỏ, hấp tấp xuống xe chạy đến cổng trường. Khỏi kể cũng biết cháu nội mừng cỡ nào. Hèn chi, về nhà nó chỉ thích ăn rau".
"Chiến lược" giảm cân cho con của chuyên gia dinh dưỡng thế là tạm dừng, vì có con dâu nào dám "lật tẩy" mẹ chồng...
Chuyện giảm cân còn khó ngay cả ở trường học. Cô Hà - bảo mẫu một trường mầm non tại Q.10, TP.HCM than: "Nhà trường đề nghị các cô bảo mẫu phải chăm các cháu kỹ, cho ăn đúng khẩu phần. Nhưng có bé ăn hết phần mình lại quay sang "giúp" các bạn ăn chậm hoặc biếng ăn. Đây là sự "hợp tác" đôi bên cùng có lợi nên các bé "làm" nhanh lắm, khó mà phát hiện.
Tôi đã từng "bắt tại trận" nhưng thấy "thủ phạm" nước mắt ngắn, dài tôi cũng xiêu lòng. Để giữ cho các cháu ăn đúng khẩu phần, tôi không dám đi đâu, như "cai ngục" luôn răn đe nhắc nhở.
Tăng cân cho bé thì dễ, vì dễ nhận được sự hỗ trợ của gia đình, chứ giảm cân cho bé béo phì thì rất khó, vì có ba mẹ nào đồng ý giảm khẩu phần ăn của con đâu. Cô ra sức chăm cháu đúng chuẩn ở trường nhưng khi về nhà, bé được cha mẹ cho ăn theo yêu cầu, công của cô giáo coi như đổ sông đổ biển".
Chị Đoan thất bại trong việc giảm cân cho con tại nhà vì không thể làm ngơ khi con kêu đói (bé tám tuổi, nặng 50kg). Chị đã cầu cứu cô giáo cùng kèm cặp cho bé giảm ăn. Thay vì hai bát cơm, một bát canh rau như mọi khi, thì bây giờ thành một bát cơm và một bát canh đầy rau.
Mặc dù muốn con giảm cân nhưng chị lại tâm sự: "Nếu không được thì chắc đành chịu thôi, vì nếu xén bớt thức ăn nữa thì bé không có sức để học và chơi".
Còn chị Huyền sau khi đưa con đi khám tại BV Nhi Đồng 1, TP.HCM đã "tá hỏa" khi biết nếu không giảm cân, cháu sẽ "chuốc" một số bệnh nguy hiểm. Chị ra lệnh cho con. Mỗi bữa chỉ ăn một bát cơm mà thôi, còn lại thì ăn rau và hoa quả.
Nhưng chị thú nhận: khó mà hãm bé. Chị kể: "Nó không cho tôi xới cơm mà tự xới, vừa xới vừa lèn. Thấy con thèm ăn tôi không chịu nổi. Cho cháu đi chơi cùng bạn bè để vận động, trong lúc các bạn vui chơi, chạy nhảy, thì cháu chạy tới nhỏ nhẹ: "Mẹ ơi, con đói". Tất nhiên sau đó là kem, bánh...
Giảm cân cho con không thành công đôi khi còn trở thành "ngòi nổ" trong gia đình, vì người này đổ lỗi cho người kia...
Thừa cân và béo phì ở các bé VN chỉ mới xuất hiện tại các thành phố lớn khoảng 10 năm gần đây. Tuy nhiên, tình trạng này lại gia tăng nhanh chóng và đang trở thành một vấn đề sức khỏe của toàn xã hội. Nguyên nhân một phần là do quan niệm béo mới... tốt! Và thế là cha mẹ ra sức ép con ăn.
Bé Tấn Phát tuy không "tròn" như các bạn cùng tuổi nhưng thuộc loại có da có thịt. Không chấp nhận con có vóc dáng "bậc trung", ba mẹ bé ra sức ép con ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có khá nhiều trường hợp đưa con đến khám để trị chứng lười ăn, nhưng cháu đã... thừa cân mất rồi!
Các gia đình ngày càng ít con nên chăm bé rất kỹ. Thức ăn của bé được tuyển chọn công phu, nào là bột dinh dưỡng năng lượng cao, bánh, kem, sữa các loại...
Bé ăn nhiều đồ bổ nhưng ít được vận động vì cha mẹ sợ con chơi bẩn, đi lạc. Không có bạn, bé chơi một mình cũng chán nên thường kết bạn với tivi, trò chơi điện tử, sách, truyện...
Bé Sơn thích thú với các đoạn quảng cáo, chương trình khuyến mãi: sữa, phô mai, bánh snack, khoai tây chiên, xúc xích...và đòi mẹ mua. Tủ lạnh đầy các loại thức ăn, cứ mỗi lần xem tivi có quảng cáo nhắc nhở chuyện... ăn uống, bé lại xuống tủ lạnh lấy thức ăn "gặm nhấm".
Ngày trước các bé học trường gần nhà, đi bộ đến trường, giờ chơi thì nhảy dây, đá cầu... Còn nay, bé thường được cha mẹ đưa đón đến trường. Giờ chơi, bé đến cantine mua những gì mình thích ăn, ra về cha mẹ lại cho ăn thức ăn nhanh, uống vội hộp sữa rồi chạy thẳng đến lớp học thêm.
Tối, vừa nhai snack vừa làm bài!... Nhiều bé có thói quen ít vận động. Thậm chí khi muốn chơi đùa, bé cũng khó "hội nhập" vì chậm chạp hơn các bạn. Bé rơi vào vòng lẩn quẩn: Béo phì không được tham gia trò chơi. Không được chơi, thì ăn "giải sầu"...
Bí quyết giảm cân cho bé
Phải mất một thời gian dài bé mới bị béo phì, vì vậy, khi giảm cân cần có chiến lược kỹ càng và điều đầu tiên là cần có sự trao đổi với "quân tiếp viện".
BS Yến cho biết, xem một số hồ sơ bệnh án của bé bị tiểu đường, huyết áp, bà nhanh chóng hiểu ý của nàng dâu. Cả hai cùng bàn kế hoạch "cắt giảm" lương thực từ từ. Các loại bánh su kem, kem, khoai tây chiên đổi thành bánh mặn, bánh lá. Từ quả ngọt (xoài, mít) đổi thành quả... ít ngọt (mận, cóc, ổi...). Đến nước này thì bé không còn "mặn mà" ăn uống nữa. Kết quả: anh chàng có nguy cơ béo phì khi xưa giờ đã là chàng trai cao 1m78 dù mới học lớp 10 và có vóc dáng cân đối.
Còn ba của Thỏ sau thời gian "tâm đầu ý hợp" với con, anh đã bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm cân cho bé bằng các biện pháp: tăng cường vận động, giảm thức ăn giàu năng lượng, học bơi 30 phút vào các buổi chiều sau khi tan trường, song song đó chỉ giảm hoặc thay thế số thức ăn giàu năng lượng (rán, xào, bánh, kẹo...) thay bằng hoa quả chứ không cắt hoàn toàn khẩu phần. Những ngày cuối tuần anh dành thời gian dắt con đi chơi, chạy nhảy ở công viên... Tất nhiên, sau những buổi vui chơi có "ý đồ” đó, bé được ăn những món mình thích như kem, bánh (tất nhiên không nhiều). Không cấm đoán, ra lệnh mà bé Thỏ cứ giảm cân đều đều, vóc dáng trở nên "mỏng" hơn, chứ không còn như trước.
Những trường hợp điều trị béo phì thành công, theo BS Nguyễn Thị Hoa, luôn cần có sự quan tâm của cha mẹ: khuyến khích bé vận động, tập thể dục thể thao, thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế thời gian ngồi trước máy vi tính, tivi...
Do béo phì khó chữa hơn suy dinh dưỡng nhiều lần, nên lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng là: phòng từ xa.
Ngay khi người mẹ mang thai, không nên tăng quá 18kg vì có nguy cơ sinh con thừa cân. Các bé chào đời nặng trên 4kg được xem là nặng cân và thường trở thành bé béo phì về sau. Trẻ béo phì không chỉ thiệt thòi về sức khỏe mà còn có thể khó hòa nhập vào xã hội, không gặp thuận lợi trong đời sống tình cảm...
Theo BS Lê Thúy Tươi, cha mẹ cần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng, thay vì ép con ăn một cách máy móc.
Béo phì đã được Tổ chức Y tế Thế giới coi là nạn dịch toàn cầu với một tỷ người thừa cân và 300 triệu người béo phì. Ở VN, theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng này đang có xu hướng tăng nhanh. BS Nguyễn Thị Hoa - BV Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết, mỗi ngày có từ 2 - 4 bệnh nhân đến bệnh viện điều trị béo phì. Nhiều bé mới 8 tuổi đã nặng 70kg! Điều mà trước đây chưa từng có. Béo phì là "khúc dạo đầu" của nhiều bệnh mạn tính. BS Lê Thị Kim Quí - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết: "Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ tăng các bệnh thời đại: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cholesterol máu..." . BS Lê Thúy Tươi - Bệnh viện Ito Phương Đông - TP.HCM, người có kinh nghiệm điều trị trên 3.700 bé bị tăng cân, béo phì cho rằng, điều trị giảm cân cho các bé rất khó, cần có sự hỗ trợ rất nhiều từ gia đình. Trong đó người mẹ cần có cái nhìn chính xác hơn về con. |
Theo PNOnline
- Lưu ý khi để bé bú bình từ sớm (10:55:00 19/12/2008)
- Để bé không chán sữa mẹ (10:50:00 19/12/2008)
- Sữa đậu nành Tribeco nổi mốc xanh (16:26:00 17/12/2008)
- Sữa có melamine lại được bày bán (14:25:00 15/12/2008)
- Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng (08:17:00 13/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |