- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Xét nghiệm khi mang song thai
Siêu âm và những xét nghiệm thai kỳ giúp theo dõi sức khỏe, vị trí của bào thai đôi, phát hiện sớm các vấn đề cần can thiệp.
Lần siêu âm đầu (nếu quá sớm) có thể không phát hiện được thai đôi. Thông thường siêu âm ở tuần 10-14 sẽ hiển thị kết quả bạn mang song thai hay không. Song thai rơi vào các trường hợp:
- Cặp song sinh chia sẻ một túi ối hoặc mỗi thai một túi ối.
- Cặp song sinh chia sẻ một nhau thai hoặc mỗi thai một nhau thai.
Xét nghiệm tầm soát
Các nguy cơ khi mang song thai: âm đạo chảy máu, thai tăng trưởng chậm, tiền sản giật, đa ối, hội chứng truyền máu song sinh (một thai nhận được nhiều máu hơn thai còn lại), chuyển dạ sớm... |
Bạn sẽ được cung cấp xét nghiệm sàng lọc khác nhau trong khi mang thai để dự đoán khả năng biến chứng.
Các thử nghiệm cho hội chứng Down diễn ra khoảng 11-14 tuần của thai kỳ và đôi khi có thêm xét nghiệm máu. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ mắc Down, bạn sẽ được cung cấp tùy chọn thêm một xét nghiệm chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm (CVS). Đây là những xét nghiệm xâm lấn (liên quan đến nước ối hoặc mô từ nhau thai); vì thế, bạn cần đến bệnh viên chuyên khoa. Bạn sẽ được tư vấn về các rủi ro đối với cặp song sinh để quyết định có làm xét nghiệm hay không.
Người mẹ có thể cần một xét nghiệm máu (gọi là AFP, alphfetoprotein) ở khoảng tuần thứ 16, giúp kiểm tra tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.
Các thử nghiệm về di truyền, chẳng hạn như xơ nang, cũng có thể được cung cấp tùy thuộc vào tiền sử gia đình.
Siêu âm khác kiểm tra bất thường
Khoảng tuần 20-22, siêu âm giúp kiểm tra những bất thường khác tại cột sống, hệ thần kinh, thành bụng và các cơ quan chính. Với những cặp song sinh, điều này sẽ mất gấp đôi thời gian (vì bạn có đến 2 em bé để kiểm tra).
Các siêu âm thêm, nếu muốn
Siêu âm rất hữu ích trong thai kỳ để theo dõi thai phát triển lành mạnh nhưng không nên lạm dụng nó. Số lần siêu âm tùy từng người mẹ, tùy bệnh viện hoặc sự phát triển của cả hai bé.
- Các cặp sinh đôi riêng biệt nhau thai có thể cần siêu âm tại các thời điểm: 20 tuần, 24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và sau đó, có thể là mỗi 2 tuần một lần cho đến lúc sinh.
- Cặp song sinh chia sẻ nhau thai có nguy cơ của hội chứng truyền máu song sinh nên sau tuần thứ 16, người mẹ có thể phải siêu âm mỗi 2 tuần một lần.
Ngọc Huê
- Giải đáp 'chuyện ấy' khi có thai (00:52:00 15/09/2011)
- Thai máy và cảm nhận thú vị của mẹ (09:54:00 14/09/2011)
- Phong cách trong áo thun (08:18:00 13/09/2011)
- Những đồ ăn giàu chất xơ (08:43:00 12/09/2011)
- Ra máu cuối thai kỳ (10:00:00 09/09/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |