Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Đi bộ an toàn theo mỗi quý
09:26:10 21/09/2011
Đi bộ là hình thức tập luyện phổ biến dành cho người sắp làm mẹ. Đi bộ giúp bạn khỏe mạnh thông qua cử động của các khớp đầu gối và mắt cá chân. Đây cũng là cách luyện tập an toàn trong suốt thai kỳ.
>> Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ
Đi bộ còn có nhiều lợi ích. Nếu bạn đi bộ thường xuyên, bạn sẽ giảm được những phiền phức mà thai kỳ đem lại như chứng tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ. Trên tất cả, đi bộ “không mất tiền” và dễ dàng cho bạn rèn luyện thể lực mỗi ngày.
Thời điểm bắt đầu
Nếu bạn có thói quen đi bộ trước khi mang thai, hãy tiếp tục duy trì. Nếu bạn chưa từng có thói quen này thì khi mang thai, bạn có thể bắt đầu đi bộ một cách nhẹ nhàng nhất. Một khi đi bộ thành thói quen, bạn có thể đi 20-30 phút mỗi lần. Nên kết hợp giữa vài phút đi bộ chậm rãi với vài phút đi bộ nhanh hơn.
Đi bộ là hình thức tập luyện hữu ích với 3 lần mỗi tuần. Có thể kết hợp bài tập đáy chậu trong khi bạn đi bộ.
Bạn nên mang theo một chai nước khi đi bộ, đề phòng khát và mất nước. Bởi vì mất nước làm tăng thân nhiệt, không có lợi cho bạn và em bé của bạn.
Gợi ý đi bộ an toàn theo từng quý mang thai:
Quý I
Bạn không cần tăng tần suất từ thói quen đi bộ sẵn có. Bạn có thể mua một đôi giày dành cho việc đi bộ, giúp cơ thể thoải mái và tránh bị chấn thương. Khi đi bộ, hãy để gót chân chạm đất trước; sau đó, uốn cong tới các ngón chân thay vì bạn đặt các ngón chân bẹt trên mặt đường.
Nếu trời nóng, lạnh hoặc có sương mù thì nên tránh đi bộ ngoài trời.
Quý II
Tăng cân khiến bụng bầu trở nên “quá khổ”. Hãy chú ý tới sự cân bằng khi bạn đi bộ (đừng gập lưng quá mức). Hãy giữ cho lưng được thẳng, đầu, vai thẳng và mắt hướng về trước. Bạn có thể vẩy tay nhịp nhàng để giữ cân bằng khi đi bộ.
Bạn có thể nhận thấy tư thế đi bộ bây giờ hơi khác trước một chút. Điều này cũng là bình thường khi bụng bầu đã to. Bạn nên chọn cách đi bộ mà bạn thấy thoải mái và điều chỉnh tư thế đi bộ cho phù hợp. Hông và mắt cá chân phải làm việc nhiều. Vì thế, chúng sẽ bị đau nếu bạn vận động quá sức.
Hãy lắng nghe cơ thể bạn. Đừng đi bộ khi mệt. Hãy giảm đi bộ nếu bạn đã đi bộ quá nhiều.
Quý III
Tiếp tục duy trì đi bộ như các gợi ý trên. Tuy nhiên, do bụng bầu bây giờ đã to nên bạn cần tránh đi bộ ở những nơi làm bạn mất cân bằng. Nếu bạn bị đau lưng hoặc đau xương chậu khi đi bộ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
>> Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ
Đi bộ còn có nhiều lợi ích. Nếu bạn đi bộ thường xuyên, bạn sẽ giảm được những phiền phức mà thai kỳ đem lại như chứng tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ. Trên tất cả, đi bộ “không mất tiền” và dễ dàng cho bạn rèn luyện thể lực mỗi ngày.
Thời điểm bắt đầu
Nếu bạn có thói quen đi bộ trước khi mang thai, hãy tiếp tục duy trì. Nếu bạn chưa từng có thói quen này thì khi mang thai, bạn có thể bắt đầu đi bộ một cách nhẹ nhàng nhất. Một khi đi bộ thành thói quen, bạn có thể đi 20-30 phút mỗi lần. Nên kết hợp giữa vài phút đi bộ chậm rãi với vài phút đi bộ nhanh hơn.
Đi bộ là hình thức tập luyện hữu ích với 3 lần mỗi tuần. Có thể kết hợp bài tập đáy chậu trong khi bạn đi bộ.
Bạn nên mang theo một chai nước khi đi bộ, đề phòng khát và mất nước. Bởi vì mất nước làm tăng thân nhiệt, không có lợi cho bạn và em bé của bạn.
Gợi ý đi bộ an toàn theo từng quý mang thai:
Quý I
Bạn không cần tăng tần suất từ thói quen đi bộ sẵn có. Bạn có thể mua một đôi giày dành cho việc đi bộ, giúp cơ thể thoải mái và tránh bị chấn thương. Khi đi bộ, hãy để gót chân chạm đất trước; sau đó, uốn cong tới các ngón chân thay vì bạn đặt các ngón chân bẹt trên mặt đường.
Nếu trời nóng, lạnh hoặc có sương mù thì nên tránh đi bộ ngoài trời.
Quý II
Tăng cân khiến bụng bầu trở nên “quá khổ”. Hãy chú ý tới sự cân bằng khi bạn đi bộ (đừng gập lưng quá mức). Hãy giữ cho lưng được thẳng, đầu, vai thẳng và mắt hướng về trước. Bạn có thể vẩy tay nhịp nhàng để giữ cân bằng khi đi bộ.
Bạn có thể nhận thấy tư thế đi bộ bây giờ hơi khác trước một chút. Điều này cũng là bình thường khi bụng bầu đã to. Bạn nên chọn cách đi bộ mà bạn thấy thoải mái và điều chỉnh tư thế đi bộ cho phù hợp. Hông và mắt cá chân phải làm việc nhiều. Vì thế, chúng sẽ bị đau nếu bạn vận động quá sức.
Hãy lắng nghe cơ thể bạn. Đừng đi bộ khi mệt. Hãy giảm đi bộ nếu bạn đã đi bộ quá nhiều.
Quý III
Tiếp tục duy trì đi bộ như các gợi ý trên. Tuy nhiên, do bụng bầu bây giờ đã to nên bạn cần tránh đi bộ ở những nơi làm bạn mất cân bằng. Nếu bạn bị đau lưng hoặc đau xương chậu khi đi bộ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Những mẫu áo bầu đơn giản mà đẹp (09:05:00 21/09/2011)
- Váy bầu thu đông (08:12:00 20/09/2011)
- Để thai phát triển tốt nhất (09:46:00 18/09/2011)
- Phòng tật chẻ đôi cột sống (11:15:00 16/09/2011)
- 9 lời khuyên chuyển dạ dễ dàng (11:07:00 16/09/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đi bộ an toàn theo mỗi quý
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo