- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Huyết áp trong thai kỳ
Bạn có thể được đo huyết áp tại tất cả các cuộc hẹn khám thai. Bác sĩ muốn kiểm tra thường xuyên huyết áp cho người mẹ để chắc rằng, bạn và bé luôn khỏe mạnh.
Thay đổi huyết áp khi mang thai
Huyết áp của bạn có thay đổi đôi chút khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường. Hormone trong thai kỳ như progesterone làm giãn các mạch máu. Điều này khiến huyết áp giảm trong 3 tháng đầu. Kết quả là bạn có thể thấy mờ mắt khi đứng lâu hoặc đột ngột đứng dậy.
Huyết áp ở mức thấp nhất trong giai đoạn 18-20 tuần. Đến thời điểm này, cơ thể mẹ đòi hỏi phải sản xuất thêm 1l máu, tim hoạt động mạnh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể mẹ. Huyết áp sẽ trở lại mức trước khi mang thai trong vài tuần trước khi em bé sinh ra.
Đo huyết áp
Kết quả giống như một phân số, ví dụ 110/70. Con số đầu tiên là chỉ huyết áp khi tim đập và đẩy máu đi khắp cơ thể (huyết áp tâm thu); con số phía dưới là số huyết áp khi tim nghỉ giữa các lần đập (áp tâm trương).
Huyết áp bình thường có thể khác nhau giữa các người mẹ; do đó, không nên cố gắng so sánh kết quả. Kết quả huyết áp khỏe mạnh là 110/70 tới 120/80, mặc dù kết quả này còn thay đổi nhiều trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ phải để mắt tới bạn nếu huyết áp của bạn cao hơn 140/90.
Lý do cần đo huyết áp
Đo huyết áp là một phần trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Qua huyết áp, bác sĩ sẽ phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật (protein trong nước tiểu và huyết áp cao đều có thể cảnh báo sản giật).
Huyết áp cao có tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nào trong thời kỳ mang thai:
• Trước 20 tuần, nếu bạn bị huyết áp cao, nó được gọi là tăng huyết áp cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn có thể có huyết áp cao trước khi bạn mang thai (cũng được gọi là cao huyết áp từ trước).
• Sau 20 tuần, cao huyết áp được gọi là cao huyết áp thai kỳ.
Cao huyết áp thai kỳ thường không phải là một vấn đề. Bạn sẽ được kiểm tra huyết áp thêm. Nếu huyết áp của bạn quá cao, bạn có thể được khuyên dùng thuốc để kiểm soát. Cao huyết áp từ trước (hoặc tăng huyết áp thai kỳ) không có nghĩa là bạn có nhiều khả năng phát triển tiền sản giật. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được kiểm tra cẩn thận. Hãy đi khám ngay nếu bạn cảm thấy không khỏe giữa các cuộc hẹn khám thai. Đôi khi, tiền sản giật có thể phát triển nhanh chóng.
Nếu bạn trong giai đoạn đầu của tiền sản giật, bạn phải được kiểm tra thường xuyên hơn để đảm bảo rằng bạn và con bạn khỏe mạnh. Bạn sẽ được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn và có thể dùng thuốc an toàn để kiểm soát huyết áp của bạn.
Huyết áp sau sinh
Nếu bạn cao huyết áp thai kỳ có khả năng huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh nhưng phải mất một vài tuần. Huyết áp của bạn được kiểm tra ít nhất một lần trong vòng 6 tiếng sau sinh. Nếu bạn mắc huyết áp thai kỳ thì bạn cần phải được kiểm tra mỗi 4 tiếng (hoặc lâu hơn). Nếu huyết áp vẫn cao, bạn có thể phải dùng thuốc vài tháng sau sinh.
Nếu bạn mắc huyết áp từ trước mang thai, bạn có thể phải dùng thuốc vì huyết áp không giảm sau sinh.
Ngọc Huê
- Ăn uống khi ở công sở (09:10:00 11/08/2011)
- Áo bầu công sở (09:13:00 10/08/2011)
- Kiểm tra vị trí nhau thai (09:32:00 09/08/2011)
- Đo nếp gấp ở gáy thai nhi (11:02:00 07/08/2011)
- Sợ máy tính gây dị tật thai (07:19:00 05/08/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |