- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 thực phẩm giảm nghén
Theo ước tính, có đến 50-90% phụ nữ bị nghén khi có thai, phổ biến nhất trong 3 tháng đầu tiên.
Một số thực phẩm và thói quen ăn uống có thể giúp thai phụ kiểm soát và ngăn ngừa nghén, từ Livestrong:
1. Thực phẩm giàu tinh bột, ít chất béo
Thực phẩm giàu hàm lượng carbohydrate, ít chất béo dễ tiêu hóa và được khuyến khích cho phụ nữ bị ốm nghén. Ví dụ về các loại thực phẩm này gồm bánh mì, bánh nướng xốp, ngũ cốc nóng hoặc lạnh, bánh quy giòn, bánh ngô và các lọai bột ngũ cốc khác... Lưu ý: Nếu nghén nặng, thai phụ nên đi khám.
Hạt ngũ cốc – nguyên liệu chính của những thực phẩm trên cung cấp một lượng phong phú các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nhà sản xuất nên các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giàu tinh bột cũng khác nhau.
2. Thực phẩm có vị mặn
Bánh quy nên chọn loại làm từ giống ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, bỏng ngô – bản thân nó đã là một dạng ngũ cốc nguyên hạt. Ngô rang được khuyên dùng cho phụ nữ có thai hơn ngô rang bơ và những loại đồ ăn vừa mặn vừa giàu chất béo khác. Hạn chế khoai tây chiên lại quá mặn vì nó có thể làm cơn buồn nôn nặng hơn.
3. Gừng
Gừng là một gia vị có nguồn gốc thực vật nổi tiếng trong điều trị cảm lạnh thông thường, các triệu chứng giống như cúm, nhức đầu, đau trong chu kỳ kinh nguyệt và buồn nôn. Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, 1g gừng tiêu thụ hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ.
Thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, như kẹo gừng, bánh quy gừng, bánh mỳ gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng vị nhẹ hơn có thể giúp phụ nữ đỡ ốm nghén trong thời gian dài hơn. Trong trường hợp hiếm, dùng quá mức củ gừng nguyên chất hay chiết xuất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến thành mạch máu.
3. Sữa
Hãy uống một ly sữa hoặc ăn sữa chua ít chất như là một món ăn sắp đến giờ đi ngủ. Các sản phẩm sữa có chứa thuốc kháng axit tự nhiên, có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. Hạn chế lượng thức ăn có dầu mỡ và chất béo trong ngày cũng giúp giảm nghén.
Ngọc Huê
- Dinh dưỡng phát triển não thai nhi (11:28:00 19/04/2011)
- Những điều khi có bầu mới biết (08:17:00 18/04/2011)
- 5 mẹo hạ sốt không cần thuốc (08:53:00 15/04/2011)
- Áo bầu không tay chào hè (10:13:00 14/04/2011)
- 4 trường hợp về yếu tố Rh (14:58:00 12/04/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |