- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Bảo vệ bào thai khỏi STDs
Bệnh truyền qua đường tình dục (STDs) có thể nguy hiểm trong thai kỳ.
Nếu bạn chuẩn bị mang bầu, hãy xem xét tiền sử và khả năng lây truyền STDs của hai vợ chồng bạn. Mỗi năm ít nhất có 1 trong 4 người Mỹ phát triển một STDs và phụ nữ mang thai không phải ngoại lệ. Bệnh có thể gây rủi ro đặc biệt với mẹ và em bé chưa sinh, vì thế, điều quan trọng là phải kiểm tra xem bố (mẹ) có mắc bệnh không.
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ có thể đề nghị bạn nói về số lần bạn đã từng chẩn đoán STDs và gợi ý các xét nghiệm, nếu cần. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bạn
nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Vì khá nhiều STDs không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết phụ nữ không biết mình bị bệnh. Một số STDs có thể dễ dàng được chữa khỏi bằng thuốc nhưng một số khác thì không.
Dưới đây là một số STDs điển hình và cách bảo vệ bào thai khỏi bệnh:
Herpes sinh dục
Khoảng 25% phụ nữ Mỹ mắc Herpes sinh dục (do một nhóm gọi là virus herpes simplex gây nên). Do nhiều trường hợp không có triệu chứng nên thai phụ có thể vô tình truyền virus sang con.
Dấu hiệu ban đầu mắc bệnh ôm sốt, mệt mỏi, nổi hạch và đau nhức cơ thể. Một tỷ lệ nhỏ kèm theo ngứa, mụn nước rất đau ở vùng kín.
Các bác sĩ chẩn đoán Herpes bằng cách nhìn vào các vết loét hoặc xoa một miếng gạc vào các mụn nước rồi phân tích miếng gạc này sau đó.
Tin tốt là thai phụ không truyền virus Herpes cho con dù là sinh thường. Nhưng bé sơ sinh vẫn có thể nhiễm bệnh từ mẹ. Nếu mắc bệnh, bé sơ sinh sẽ phát triển các vết loét ở da hay miệng và nhiễm trùng mắt. Thông thường, những triệu chứng này có thể được xử lý an toàn với thuốc kháng virus để tránh nhiễm trùng lan tới não và cơ quan nội tạng của bé. Tuy nhiên, dù điều trị thì một số bé sơ sinh vẫn bị biến chứng làm tổn thương não.
Phòng bệnh: Để bảo vệ bản thân và em bé chưa chào đời, bạn nên làm xét nghiệm để kiểm tra bệnh, nhất là khi bạn (hay chồng bạn) có tiền sử Herpes.
Nếu chồng bạn có virus Herpes, nên tránh quan hệ vợ chồng hoặc sử dụng bao cao su mỗi lần “quan hệ”. Bác sĩ có thể đề nghị vợ chồng bạn tránh “quan hệ” trong 3 tháng cuối cùng. Cũng nên tránh quan hệ đường miệng nếu chồng bạn có vết loét quanh miệng, dù không phải do virus Herpes.
Nếu phát hiện nhiễm virus Herpes trong lần khám thai đầu, bác sĩ có thể kê acyclovir (một loại thuốc kháng virus) cho thai phụ.
Nếu bạn phát triển bệnh gần ngày sinh, nguy cơ truyền bệnh cho bào thai là thấp (nhỏ hơn 1%). Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục đối mặt với các triệu chứng của bệnh gần ngày sinh nở, bạn có thể phải sinh mổ để bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng.
Chlamydia
Khoảng 10% phụ nữ mang thai có chlamydia. Trong khi phần lớn trường hợp không có triệu chứng thì một số tăng dịch tiết âm đạo và có cảm giác nóng bừng khi đi tiểu. Nếu không điều trị, Chlamydia có thể lây lan dẫn đến viêm vùng chậu, vô sinh, thai ngoài tử cung.
Một nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Trẻ em và phát triển con người Mỹ cho thấy, phụ nữ mang thai mắc chlamydia có nguy cơ gia tăng chuyển dạ sớm. Nếu không điều trị, sẽ phải đối mặt với sảy thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị nhiễm bệnh từ mẹ qua sinh thường. Khi ấy, bé sơ sinh sẽ mắc nhiễm trùng mắt, viêm phổi và phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Phòng bệnh: Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm Chlamydia (thông qua mẫu nước tiểu hoặc chất dịch âm đạo). Người chồng cũng nên được làm xét nghiệm này để ngừa khả năng truyền virus cho vợ.
Bệnh này có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh, phòng tránh biến chứng cho bạn và con bạn.
Nhiễm khuẩn âm đạo (BV - Bacterial Vaginosis)
Khoảng 16% phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn âm đạo (gây ra do phát triển quá mức bởi các vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo). Một số phụ nữ mắc BV có mùi khó chịu, ngứa vùng kín trong khi một số khác không có triệu chứng nào.
Một số nghiên cứu cho rằng, BV làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non. Thai phụ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để giảm các triệu chứng.
Phòng bệnh: Dù bác sĩ không biết chắc nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo nhưng những thai phụ thụt rửa nhiều có thể phát triển bệnh này.
Mụn cóc sinh dục
Mụn có sinh dục xuất hiện với những mụn nhỏ (cụm lại như hình rau súp lơ) với màu hồng trắng hoặc sưng phồng màu xám. Triệu chứng kèm theo là ngứa, dù nhiều phụ nữ không có dấu hiệu nào cả. Một số virus gây bệnh còn làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Các hormone thai kỳ có thể khiến mụn cóc sinh dục phát triển. Nếu mụn cóc quá lớn khiến việc sinh thường khó khăn thì người mẹ cần được sinh mổ. Tuy nhiên, thai phụ nhiễm mụn cóc sinh dục rất hiếm khi lây sang con của mình.
Mụn cóc sinh dục có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật laser hoặc phương pháp áp lạnh (cryotherapy), điều trị bằng hóa chất nên tránh. Sau khi mang thai, mụn cóc sinh dục có thể tự nhiên biến mất mà không cần điều trị.
Ngọc Huê
- Tránh ngộ độc thức ăn khi có bầu (13:35:00 27/12/2010)
- Cuộc sống của bé trong bụng mẹ (13:18:00 26/12/2010)
- Đồ ngủ cho bà bầu (08:33:00 22/12/2010)
- Bà bầu thời trang (08:31:00 21/12/2010)
- 5 câu kiểm tra việc ăn uống của thai phụ (08:00:00 21/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |