- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ứng phó với tiền sản giật
Nguyên nhân chính xác của tiền sản giật chưa rõ ràng nhưng nó có thể tấn công thai phụ ở bất kỳ thời điểm nào.
Tác hại
Tiền sản giật gây cao huyết áp, ảnh hưởng đến nhau thai, gan, thận và não của mẹ. Một số trường hợp, tiền sản giật có thể gây hại cho bé. Phần lớn trường hợp xảy ra trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Đối tượng nguy cơ
Một số phụ nữ có nhiều nguy cơ phát triển tiền sản giật hơn những người khác như:
- Mang thai lần đầu tiên.
- Từng mắc tiền sản giật.
- Có mẹ hoặc chị em từng mắc tiền sản giật.
- Mang song thai hoặc đa thai.
- Trên 35 tuổi.
- Mắc một số bệnh mãn tính chẳng hạn bệnh về thận, tiểu đường, cao huyết áp, đau nửa đầu.
Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu của tiền sản giật có thể không có triệu chứng, chỉ đến khi kiểm tra huyết áp hoặc xét nghiệm nước tiểu thì vấn đề mới được phát hiện. Đó là lý do vì sao bạn nên đi khám thai theo định kỳ.
Một số thai phụ bị phù mặt, mắt cá chân hoặc bàn tay trong giai đoạn đầu. Nếu phù nề quá mức, bạn cần kiểm tra ngay lập tức. Trong đa số trường hợp, phù là bình thường khi mang thai nhưng nên kiểm tra cho yên tâm.
Khi tiền sản giật phát triển thêm các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu, đau bụng, đau vai, buồn nôn, khó thở, nhìn mờ… thì một lần nữa, bạn cần đi khám và được điều trị bởi bác sĩ. Các biến chứng của tiền sản giật thường phát triển nhanh và đôi khi, có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. Chúng gây co giật, suy thận, hội chứng Hellp (ảnh hưởng đến gan và các tế bào máu bị phá vỡ).
Điều trị tiền sản giật
Khi tiền sản giật được xác nhận, điều trị bệnh xoay quanh việc cố gắng hạ huyết áp, gồm cả nghỉ ngơi và dùng thuốc. Một số điều trị mới như tiêm magnesium sulphate có thể được áp dụng.
Ngọc Huê
- Giảm ngứa da cho bà bầu (08:46:00 10/11/2010)
- Trang phục bầu mùa rét (08:02:00 09/11/2010)
- 4 nguyên nhân khó thụ thai (13:51:00 07/11/2010)
- Giữ sức khỏe bà bầu mùa đông (11:00:00 07/11/2010)
- Những loại thuốc ảnh hưởng đến sinh sản (08:18:00 05/11/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |