- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
8 thắc mắc sức khỏe trong quý I
Một thai phụ hỏi: ‘Tôi bị nghén nặng và hầu như cả tuần nay không ăn được nhiều. Liệu chuyện này có ảnh hưởng đến bé không? Tôi nên ăn uống thế nào?’
Nhiều người tin rằng triệu chứng nghén càng nặng thì bé càng phát triển tốt, bởi vì nghén có liên quan đến hormone của mẹ. Nhìn chung, ốm nghén không ảnh hưởng nhiều đến bào thai. Nhưng nếu bạn nghén cả ngày và hầu như không ăn được gì thì bạn cần đi khám ngay. Trường hợp hiếm, thai phụ phải đi khám để được truyền nước.
Để hạn chế ốm nghén, hãy thử ăn ít nhưng thường xuyên, tránh đồ ăn rán; không vừa đi vừa ăn và tránh ăn trong khu vực có mùi nặng như mùi sơn. Gừng được coi là vị thuốc có tác dụng với cơn nghén nhưng không được lạm dụng nó. 1-2 chiếc bánh quy vị gừng có ích cho bạn.
Những thắc mắc còn lại, tổng hợp từ Goodtoknows:
2. Tôi bị đau đầu liên tục. Nếu dùng paracetamol thì có an toàn không? Có cách nào giúp tôi hết đau đầu không?
Đau đầu là triệu cứng khá phổ biến trong 3 tháng đầu tiên. Paracetamol nói chung là an toàn nhưng cần dùng liều thấp và trong thời gian ngắn, thường là 4-6 ngày. Tất nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Một chiếc gạc mát sẽ giúp bạn giảm cơn đau đầu tạm thời.
Nếu cơn đau đầu tái phát liên tục, bạn nên đi khám ngay.
3. Tôi cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ cả ngày. Vậy tôi phải làm sao?
Chứng khó ngủ trong thai kỳ thường là do thay đổi hormone. Bạn có thể uống chút đồ uống ấm vào buổi tối, luyện tập nhẹ nhàng và nhất là tìm được tư thế ngủ thoải mái, nhiệt độ trong phòng ngủ cũng cần thích hợp vì bạn dễ có cảm giác nóng bức khi mang bầu.
Nếu vẫn khó ngủ thì đừng lo lắng nhiều, hãy thư giãn. Tuyệt đối không dùng thuốc ngủ.
4. Có lúc, tôi bị đau bụng như trong kỳ kinh nguyệt nhưng không ra máu. Điều này có bình thường không?
Cơn đau có nhiều nguyên nhân, có thể do dây chằng ở bụng thay đổi. Nếu cơn đau nhẹ và không có triệu chứng kèm theo thì ít nguy hiểm. Nếu ra máu hoặc đau bất thường thì bạn cần quan tâm.
5. Tôi có nên tránh nhuộm tóc và tránh xa vật nuôi?
Nhuộm tóc có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nhuộm tóc sẽ an toàn hơn nếu thuốc nhuộm không tiếp xúc với da đầu.
Vật nuôi như cho và mèo thì khá an toàn nếu chúng khỏe mạnh và được chăm sóc tốt. Nếu tiếp xúc với phân mèo (nhất là khi phân mèo không được mới) thì có thể mắc chứng toxoplasma, có khả năng gây nguy hiểm; vì thế, nên đi găng tay và cọ rửa khu vực bị mèo làm bẩn. Tốt nhất bạn nên nhờ người khác làm việc này.
Để tránh vi khuẩn và vật ký sinh, cần rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với chó hoặc mèo.
Bạn nên tránh xa dê và cừu, nhất là trong quý I của thai kỳ.
6. Tôi thích tập thể dục. Liệu có thể tập luyện khi biết mình có thai không?
Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tập luyện khi có thai nhưng cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn. Tránh các bài va chạm mạnh, không tập quá sức, không tập khi quá nóng bức vì nhiệt độ thay đổi sẽ làm hại đến bào thai.
Ngừng tập ngay nếu bạn thấy đau hoặc khó thở. Hãy nói cho người hướng dẫn của bạn biết bạn đang có bầu.
7. Nếu bị cúm thì tôi phải làm sao?
Nếu bị cúm thì bạn cần đi khám để đảm bảo bạn không mắc cúm A. Nhưng với những chứng cúm thông thường thì dùng mật ong và chanh, uống nhiều nước, dùng soup gà hoặc có thể uống paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ hiệu quả.
8. Ra máu có nghĩa là bị sảy thai phải không?
Không hoàn toàn chính xác. Máu có thể bắt nguồn từ những nơi khác ngoài tử cung như âm đạo hoặc cổ tử cung. Ngay cả khi ra máu có nguồn gốc từ tử cung thì cũng chưa chắc bạn đang bị sảy thai.
Nếu ra máu kèm với cơn co tử cung, đau, có cảm giác choáng váng thì bạn cần đi khám ngay. Bác sĩ sẽ siêu âm và kiểm tra giúp bạn.
Ngọc Huê
- 'Chuyện ấy' giữa thai kỳ (10:30:00 18/04/2010)
- Nổi rôm, ngứa ngáy ở bà bầu (10:26:00 18/04/2010)
- 7 hình thức sảy thai (07:46:00 16/04/2010)
- Cảm giác về cơn co chuyển dạ (07:20:00 15/04/2010)
- Mắc quai bị trong thai kỳ (08:06:00 14/04/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |