Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nổi rôm, ngứa ngáy ở bà bầu
10:06:10 18/04/2010
Nổi rôm, ngứa ngáy là một trong những khó chịu trên da khá phổ biến ở thai phụ. Nguyên nhân là do tăng khối lượng máu trong cơ thể; đồng thời với tăng bài tiết mồ hôi và thay đổi hormone.
Một số thai phụ chỉ nổi rôm ở bụng bầu và một số vùng khác nhau trên cơ thể. Điều này gây phiền toái nhưng là bình thường và sẽ chấm dứt hẳn sau khi sinh. Nếu rôm sảy trở nên nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần đi khám để loại bỏ những nguyên nhân có thể liên quan như sởi, chàm bội nhiễm hoặc nhiễm nấm.
Thai phụ dễ bị ngứa nếu sở hữu làn da khô (nhất là trong mùa đông). Khi bụng bầu lớn lên, da có thể bị rạn và cũng xuất hiện cảm giác ngứa ngáy. Ngứa liên tục, đặc biệt là sau tuần 20 của thai kỳ có thể là dấu hiệu khi gan hoạt động kém (còn gọi là chứng ứ mật, vàng da trong thai kỳ). Chứng bệnh này được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu (kiểm tra chức năng gan). Xét nghiệm được thực hiện nếu thai phụ bị ngứa liên tục, nhất là ở gan bàn tay, gan bàn chân.
Giảm ngứa
Có vài gợi ý giúp bà bầu ứng phó với cơn ngứa như sau:
- Dùng sữa tắm từ bột yến mạch để tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen.
- Sử dụng dung dịch rửa tay chứa glycerine và sorbelene thay cho xà phòng thơm. Xà phòng thơm và nước hoa thì nên tránh.
- Càng ít mặc áo ngực càng tốt. Hãy chọn trang phục cotton thay cho sợi nhân tạo.
- Sử dụng kem dưỡng da có những thành phần chống ngứa (như kem chống rôm sảy ở bé mới sinh).
- Thử kem dưỡng da chứa quặng kẽm (calamine) nếu ngứa nặng. Một số thai phụ được bác sĩ của họ khuyên dùng dung dịch lỏng giảm axit Mylanta (mylanta antacid liquid) cho làn da và thấy có kết quả tốt.
- Nếu cơn ngứa không chịu đựng nổi, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng kem steroid hoặc kháng histamine (antihistamine). Một số nghiên cứu cho biết, kem bôi chứa aspirin cũng mang lại hiệu quả nhưng phải tuân thủ chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ.
- Nhiều thai phụ thấy bản thân mình trở nên dễ bị dị ứng hơn trong thời gian mang bầu và cho con bú. Chẳng hạn, một chất khử mùi mà họ thường dùng trước khi mang bầu thì bây giờ có thể khiến làn da nổi ban. Nhiều người mẹ phải chịu đựng những khó chịu này ngay cả trong thời kỳ nuôi con mọn.
>> Bị ngứa trong thai kỳ
>> Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu
>> Ngứa trong thai kỳ
Một số thai phụ chỉ nổi rôm ở bụng bầu và một số vùng khác nhau trên cơ thể. Điều này gây phiền toái nhưng là bình thường và sẽ chấm dứt hẳn sau khi sinh. Nếu rôm sảy trở nên nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần đi khám để loại bỏ những nguyên nhân có thể liên quan như sởi, chàm bội nhiễm hoặc nhiễm nấm.
Thai phụ dễ bị ngứa nếu sở hữu làn da khô (nhất là trong mùa đông). Khi bụng bầu lớn lên, da có thể bị rạn và cũng xuất hiện cảm giác ngứa ngáy. Ngứa liên tục, đặc biệt là sau tuần 20 của thai kỳ có thể là dấu hiệu khi gan hoạt động kém (còn gọi là chứng ứ mật, vàng da trong thai kỳ). Chứng bệnh này được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu (kiểm tra chức năng gan). Xét nghiệm được thực hiện nếu thai phụ bị ngứa liên tục, nhất là ở gan bàn tay, gan bàn chân.
Giảm ngứa
Có vài gợi ý giúp bà bầu ứng phó với cơn ngứa như sau:
- Dùng sữa tắm từ bột yến mạch để tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen.
- Sử dụng dung dịch rửa tay chứa glycerine và sorbelene thay cho xà phòng thơm. Xà phòng thơm và nước hoa thì nên tránh.
- Càng ít mặc áo ngực càng tốt. Hãy chọn trang phục cotton thay cho sợi nhân tạo.
- Sử dụng kem dưỡng da có những thành phần chống ngứa (như kem chống rôm sảy ở bé mới sinh).
- Thử kem dưỡng da chứa quặng kẽm (calamine) nếu ngứa nặng. Một số thai phụ được bác sĩ của họ khuyên dùng dung dịch lỏng giảm axit Mylanta (mylanta antacid liquid) cho làn da và thấy có kết quả tốt.
- Nếu cơn ngứa không chịu đựng nổi, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng kem steroid hoặc kháng histamine (antihistamine). Một số nghiên cứu cho biết, kem bôi chứa aspirin cũng mang lại hiệu quả nhưng phải tuân thủ chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ.
- Nhiều thai phụ thấy bản thân mình trở nên dễ bị dị ứng hơn trong thời gian mang bầu và cho con bú. Chẳng hạn, một chất khử mùi mà họ thường dùng trước khi mang bầu thì bây giờ có thể khiến làn da nổi ban. Nhiều người mẹ phải chịu đựng những khó chịu này ngay cả trong thời kỳ nuôi con mọn.
>> Bị ngứa trong thai kỳ
>> Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu
>> Ngứa trong thai kỳ
Ngọc Huê (Theo Birth)
Tin liên quan
- 7 hình thức sảy thai (07:46:00 16/04/2010)
- Cảm giác về cơn co chuyển dạ (07:20:00 15/04/2010)
- Mắc quai bị trong thai kỳ (08:06:00 14/04/2010)
- Xét nghiệm nước tiểu (08:00:00 13/04/2010)
- Đối phó với cơn nghén nơi làm việc (18:30:00 11/04/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nổi rôm, ngứa ngáy ở bà bầu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo